Diện Tích Dâu Tây Đà Lạt Tăng Lên Trên 100ha
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện diện tích dâu tây Đà Lạt đã tăng lên trên 100ha, gấp 3 lần so 4 năm trước.
Trước đó, vào năm 2009 - 2010, do dịch bệnh tràn lan nên diện tích dâu tây tại Đà Lạt giảm chỉ còn khoảng 30ha, tập trung chủ yếu tại các phường 7, 8, phần lớn là dâu trồng ngoài trời với các giống truyền thống như Mỹ hương, Mỹ đá.
Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.
Đặc biệt, phần lớn diện tích dâu tây tại Đà Lạt hiện nay được trồng trong nhà kính, kết hợp sản xuất kinh doanh và du lịch nên đã đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho người trồng.
Related news
Có rất nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có rất nhiều người can ngăn khi biết ông Hoàng Văn Khiêm, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn ôm vài tỷ đồng lên mở trang trại nuôi cá tầm - cá hồi nơi rừng sâu heo hút.
Gừng là cây quá quen thuộc với bà con ta. Ở nông thôn, vườn nhà ai cũng có dăm khóm gừng để dùng trong gia đình. Nó vừa là gia vị, vừa là vị thuốc.
Không phải ngẫu nhiên khi Israel tự hào là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Khả năng nghiên cứu, sáng tạo và đặc biệt là tính hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là lời giải đáp dễ hiểu.
Thời gian gần đây, một số nhà nông ở huyện Cái Nước (Cà Mau) có nhiều sáng kiến rất hay trong nghề nuôi trồng thủy sản, như: dùng ốc đinh làm thức ăn để nuôi cua thương phẩm và dùng ốc bươu vàng nuôi tôm sú công nghiệp
Thời gian qua, người nuôi tôm trong cả nước từ miền Bắc, miền Trung tới ĐBSCL đều phấn khởi khi giá cả các loại tôm cuối năm đều tăng. Tại Khánh Hòa, giá tôm hùm loại 1 hơn 2 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Tại Phú Yên, giá tôm hùm bông loại 1 cũng đạt kỷ lục 2 triệu đồng/kg và cao hơn 600 nghìn đồng/kg so với năm ngoái