Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Xuất Cơ Chế Chính Sách Hỗ Trợ Khai Thác Trên Biển

Đề Xuất Cơ Chế Chính Sách Hỗ Trợ Khai Thác Trên Biển
Publish date: Tuesday. February 19th, 2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản.

Năm Quý Tỵ này hứa hẹn ngư dân khai thác trên biển sẽ được hưởng một số cơ chế chính sách mới khi Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản trên biển được Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Theo Tổng Cục Thủy sản, năm 2012, khai thác thủy sản nước ta đạt trên 2 triệu tấn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trên biển còn tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, trang bị thiết bị hiện đại còn thấp, chỉ đạt khoảng 3%; hải sản sau thu hoạch chủ yếu bảo quản theo phương pháp cũ nên lượng hải sản hao hụt tới 30%...

Để khắc phục tồn tại này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, cơ bản tổ chức sản xuất khai thác hải sản theo từng nhóm nghề, xây dựng bản đồ khai thác, dự báo ngư trường, xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần… và từng bước hiện đại hóa tàu cá, tăng thời gian bám biển của ngư dân…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết: “Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2013 và những năm tiếp theo, trước hết phải điều tra nguồn lợi, có số liệu thống kê về trữ lượng biến đổi về cá lớn, cá nổi nhỏ, cá đáy. Trong khai thác tập trung vào nâng cao bảo quản sau thu hoạch, giảm tổn thất trong khai thác. Năm 2013 sẽ đề xuất một số cơ chế chính sách, đặc biệt là lĩnh vực khai thác trên biển. Ví dụ như chính sách về bảo quản sau thu hoạch, chính sách về hiện đại hóa tàu cá, chính sách về tín dụng cho ngư dân và một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ ngư dân để tránh rủi ro trên biển”.


Related news

Đột phá với mô hình 3 giảm 3 tăng Đột phá với mô hình 3 giảm 3 tăng

Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.

Friday. November 27th, 2015
Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Friday. November 27th, 2015
Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

Friday. November 27th, 2015
Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Friday. November 27th, 2015
Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

Friday. November 27th, 2015