Mô Hình Nuôi Ếch Và Cá Của Anh Lê Minh Sỹ

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Anh Sỹ kể, anh được cha mẹ cho 8 công đất ruộng và khoảng 700 m2 đất thổ cư. Lúc đầu vợ chồng anh làm lúa và chăn nuôi nhưng do đất trũng sản xuất không thuận lợi, năng suất đạt thấp nên kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Năm 2013, qua tìm hiểu anh biết được nhiều hộ dân ở đồng bằng sông Cửu Long trở nên khấm khá nhờ nuôi ếch. Từ đó, anh bắt tay nghiên cứu thị trường, trực tiếp tham quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ở ếch nhiều nơi.
Ban đầu anh nuôi 5.000 con ếch thịt, sau 4 tháng thả nuôi thu lợi nhuận khoảng 22 triệu đồng. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất khá thuận lợi, nhất là không mất nhiều công chăm sóc, ít bệnh nên anh tiếp tục mở rộng sản xuất, đồng thời, học hỏi thêm kinh nghiệm, đầu tư xây chuồng nuôi 200 ếch sinh sản trái mùa để phục vụ bà con nông dân. Tuy nhiên do mô hình còn mới mẻ, anh chưa có kinh nghiệm ương giống nên chưa đạt kết quả cao.
Đầu năm 2014, Hội Nông dân thị trấn và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười mở lớp tập huấn nuôi ếch theo hướng an toàn sinh học, anh tham gia tập huấn và nhận thấy mô hình nuôi ếch – cá khá phù hợp với điều kiện của anh. Từ đó, anh quyết định đào ao nuôi trên ếch dưới cá với 2.000m2 mặt nước và nuôi 60.000 con ếch con trong 36 mùng. Sau 12 tháng nuôi, anh thu hoạch ếch thịt thương phẩm (3 đợt) và cá nuôi từ ao, sau khi trừ chi phí anh còn lãi 469 triệu đồng.
Với mô hình nuôi ếch - cá, những năm qua đã giúp anh phát triển kinh tế gia đình, tạo dựng một cơ ngơi vững chắc và các con anh có điều kiện ăn học...
Nguồn bài viết: http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DB7/Mo_hinh_nuoi_ech_ca_cua_anh_Le_Minh_Sy.aspx
Related news

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N1 vẫn còn ở mức cao. Điều đáng lo là thời gian qua, trong số các ổ dịch phát sinh mới tại nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực giáp ranh với địa bàn tỉnh Hậu Giang đang lưu hành các chủng vi-rút thuộc Clade 2.3.2.1C, thay vì Clade 1.1.

Vi rút cúm A/H5N1 tồn tại trong đàn thủy cầm dưới dạng lành mang trùng, bùng phát khi có điều kiện thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 10 ổ dịch với 24.257 con gia cầm mắc bệnh cúm ở các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn và TX Bình Minh, trong đó có 2 ổ dịch đã qua 21 ngày.

Trang trại Phong Thúy và 6 trang trại “vệ tinh” ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã “Việt hóa” thành công công nghệ chăm sóc cà chua từ châu Âu và châu Úc, đạt giá trị sản xuất từ 1,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm.

Rau VietGAP Thuận Nghĩa xuất hiện trên thị trường tỉnh Bình Định từ năm 2011. Đây là sản phẩm của 3 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).

Như Dân Việt đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà và xã Trà Thọ, huyện Tây Trà xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, với số lượng ước tính hàng tấn, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.