Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan

Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan
Publish date: Sunday. October 21st, 2012

Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.

Trước đây, 6 công vườn của anh Lương trồng bưởi lông xen lẫn những loại cây tạp, không mang lại hiệu quả kinh tế, một phần do đất thoái hóa không thích hợp trồng cây có múi, phần do giá cả xuống thấp, gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Năm 1999, anh mạnh dạn chặt bỏ những cây này để thay bằng cây chôm chôm nhãn, chôm chôm Thái. Hiện vườn chôm chôm được hơn 12 năm tuổi, trái sai, đang cho thu hoạch rộ đúng ngay vào thời điểm giá bán cao, vụ này ước tính hơn 11 tấn trái. Thương lái vào tận vườn mua với giá từ 13 - 19 ngàn đồng một ký chôm chôm đường, từ 16 - 22 ngàn đồng một ký đối với chôm chôm Thái (tùy vào thời điểm). 
Năm 2007, anh Lương thấy thị trường tiêu thụ xoài Đài Loan mạnh, trong khi kỹ thuật chăm sóc lại đơn giản, sau khi tham khảo một số mô hình, anh đã mua 200 gốc xoài Đài Loan trồng xen thử nghiệm vào vườn chôm chôm của mình.So với các loại cây ăn trái khác, xoài Đài Loan là loại cây trồng khá mới, nhưng cho năng suất, hiệu quả cao. Một trái xoài trọng lượng bình quân khoảng 1,1 kg/trái. Ưu điểm của xoài Đài Loan là dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, khi ra hoa là đậu, không đổ, rụng trái như những xoài khác, ăn sống rất ngon, có vị thanh, bùi, giòn; đặc biệt là trồng trong rập cũng có trái và cho trái quanh năm, giá dao động từ 12 - 25 ngàn đồng/kg. 
Mô hình trồng xen này đã giúp gia đình anh Lương tăng lợi nhuận khá cao trên cùng đơn vị diện tích, trung bình mỗi năm anh thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng. Kinh nghiệm trồng cây ăn trái được anh Lương học hỏi từ các buổi tập huấn, hội thảo và tự tích lũy vốn kiến thức qua nhiều năm, mang áp dụng vào vườn của mình đem lại hiệu quả cao. "Là nông dân, không phải trồng cây gì, hay nuôi con gì đều là chắc ăn. Vì vậy, phải chuẩn bị tư thế để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở thời điểm phù hợp. Nông dân mình có thói quen là cây gì dễ trồng thì không quan tâm chăm sóc, hoặc trồng chăm sóc cầm chừng nên cây không tốt, năng suất không cao. Với tôi, nếu cây không hiệu quả thì chuyển đổi ngay" - anh Lương tâm sự. 
"Những năm gần đây, phong trào trồng xen canh cây ăn trái trong vườn ở xã Mỹ Lương phát triển khá mạnh. Một phần là nhờ Hội Nông dân xã tuyên truyền vận động nông dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp và thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Đặc biệt là Hội đã quan tâm nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bằng cách tổ chức cho nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm. Qua đó, nông dân đã áp dụng vào sản xuất và bước đầu đã mang lại thành công. Nhờ mô hình trồng xen cây chôm chôm với xoài Đài Loan mà gia đình anh Phạm Văn Lương đã xây dựng ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và anh được chính quyền các cấp công nhận "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" nhiều năm liền" - ông Huỳnh Văn Xuân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam xã Mỹ Lương cho biết.


Related news

Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã

Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Monday. May 7th, 2012
Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Friday. May 11th, 2012
Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Friday. July 13th, 2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Thursday. April 12th, 2012
Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Friday. July 13th, 2012