Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu mua cá sấu non coi chừng sập bẫy chiêu trò của thương lái Trung Quốc

Thu mua cá sấu non coi chừng sập bẫy chiêu trò của thương lái Trung Quốc
Publish date: Thursday. May 21st, 2015

Coi chừng “dính bẫy” của thương lái trung quốc

Toàn tỉnh hiện có 1.594 hộ gây nuôi cá sấu với tổng đàn 169.092 con. Huyện Phước Long là địa phương nuôi cá sấu nhiều nhất tỉnh với số lượng 130.000 con.

Trong khi giá cá sấu con đang “làm mưa làm gió” thì những hộ nuôi cá sấu đến kỳ xuất bán lại đứng ngồi không yên vì giá cá sấu thương phẩm ngày càng tuột dốc, thậm chí không có người mua.

Ông Trương Công Đạt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) chia sẻ: “Khoảng 2 tháng nay, nhiều thương lái không biết từ đâu đến săn mua cá sấu non khiến giá của loại cá này tăng chóng mặt. Năm 2014, vào thời điểm này, giá cá sấu con chỉ khoảng 400.000 đồng/con, thì nay lên đến 700.000 - 800.000 đồng/con. Còn giá cá sấu thương phẩm giờ chỉ ở mức 200.000 đồng/kg, thấp hơn 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Tôi còn hơn 100 con cá sấu đến đợt xuất chuồng nhưng không tìm được thương lái để bán, nếu có thì bị ép giá”.

Năm 2014, thấy nguồn lợi từ nuôi cá sấu khá lớn nên nhiều người dân ồ ạt phá bỏ chuồng gà, chuồng heo, thậm chí vay tiền để đầu tư xây chuồng nuôi cá sấu. Song, ước mơ đổi đời chưa kịp thực hiện thì giá cá sấu giống tăng đột biến, họ đành ngậm ngùi “treo chuồng”. Bởi, nếu liều lĩnh thả nuôi sẽ bị lỗ vốn do chi phí rất cao.

Ông Đào Công Tâm (thị trấn Phước Long) lo lắng nói: “Mới đây, có một nhóm người lạ tìm đến nhà năn nỉ tôi bán cá sấu từ 2 - 7kg. Song, tôi từ chối vì e ngại lại “dính bẫy” thương lái Trung Quốc như 2 năm trước”.

Hiện nay, ông Tâm còn hơn 100 con cá sấu lứa từ 5 - 7kg. Ông định nuôi thêm 400 con, nhưng vì giá con giống quá đắt nên ông chờ giá “hạ nhiệt” mới tiếp tục tái đàn.

Cần cơ chế hỗ trợ người nuôi cá sấu

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh: “Mặc dù Bạc Liêu là một trong những địa phương có lượng cá sấu nuôi nhiều so với cả nước, nhưng toàn tỉnh chỉ có một vài doanh nghiệp đứng ra thu mua cá sấu thịt, và chỉ duy nhất trang trại Phương Tín (huyện Phước Long) được cấp giấy phép CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp). Mỗi năm, trang trại này cung cấp cho thị trường khoảng 60.000 con cá sấu giống. Song, số lượng cá giống này vẫn không đủ cung cho người nuôi”. Bên cạnh đó, do ham giá rẻ, không ít người nuôi lại đổ xô mua cá sấu giống tại các tỉnh lân cận hoặc tìm mua ở các thương lái bất chấp nguồn gốc, xuất xứ”.

Thực tế cho thấy, do nguồn cung - cầu không ổn định, giá cả trồi sụt bất thường nên nghề nuôi cá sấu được xem là canh bạc may rủi. Bởi, nếu chẳng may gặp rủi ro thì người nuôi lại không được nhận bất cứ sự hỗ trợ nào. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nuôi cá sấu, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã có văn bản kiến nghị Tổng cục Lâm nghiệp trình lên Bộ NN&PTNT và các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã cần sớm thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ khi có thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, cũng như đầu tư vốn cho những hộ nuôi cá sấu.

Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo, những ngày này, người nuôi không nên mua cá con vì đến đầu tháng 6 - 7 dương lịch mới là mùa sinh sản của cá. Còn cá con thời điểm trước tháng 6 đa phần là cá “đẹt”, không phát triển. Nếu mua phải loại cá này, không những mất của lại còn mất công. Để có sức “đề kháng” với những rủi ro, khi muốn đầu tư nuôi cá sấu, biện pháp tốt nhất là nên đăng ký với Chi cục Kiểm lâm hoặc chính quyền địa phương để được bảo vệ quyền lợi một cách thích đáng.

Có thể thấy rằng, chăn nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là cá sấu giúp người dân phát triển kinh tế, thậm chí làm giàu. Song, nếu phát triển ồ ạt, theo phong trào, không có quy hoạch, không tính đến yếu tố thị trường thì hệ quả “ăn trái đắng” từ thương lái Trung Quốc hoặc bị rủi ro về giá và chất lượng con giống là điều không tránh khỏi.


Related news

Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Thursday. September 4th, 2014
Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

Saturday. August 23rd, 2014
Dốc Dốc "Hầu Bao" Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?

Saturday. August 23rd, 2014
Điểm Tựa Thoát Nghèo Điểm Tựa Thoát Nghèo

Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.

Thursday. September 4th, 2014
Lại Chuyện Lại Chuyện "Đầu Ra" Cho Cây Giống Cà Phê!

Nếu như năm ngoái, Trung tâm đã bán hết 250 ngàn cây cà phê thực sinh và 100 ngàn cây cà phê ghép, thì cùng thời điểm này năm nay, 300 ngàn cây cà phê thực sinh vẫn còn tồn lại vườn ươm, chưa thể xuất được. Nếu không xuất cây đúng thời điểm, cũng có nghĩa chất lượng cây giống sẽ giảm.

Thursday. September 4th, 2014