Thu Lợi Hơn 700 Triệu Đồng Từ 2 Ao Tôm Chân Trắng
Trong những ngày đầu năm mới, một hộ nuôi tôm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã thu lợi nhuận hơn 700 triệu đồng từ bán tôm thẻ chân trắng.
Trong các ngày 8, 9 và 10/2/2014, ông Dương Hoàng Thảo (ngụ ấp Giồng Bàn, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) tiến hành thu hoạch 2 ao, bắt được hơn 5,5 tấn tôm chân trắng thương phẩm. Với bình quân 93 con/kg, giá bán 137.000 đồng/kg, ông Thảo thu về hơn 750 triệu đồng. Để có được sản lượng này, ông Thảo đã thả nuôi 400.000 con giống với 70 ngày thả nuôi.
Trước đó, vào giữa tháng 1/2014, ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.
Như vậy, ngay trong những ngày đầu năm 2014, ông Dương Hoàng Thảo đã thu hoạch 3 ao nuôi tôm chân trắng, tổng sản lượng thu được hơn 7,6 tấn tôm thương phẩm, thu về hơn 1,1 tỉ đồng, lợi nhuận gần 700 triệu đồng. Năm 2013, với 3 ao nuôi, diện tích chưa đầy 1 ha, ông Dương Hoàng Thảo đã thu được hơn 12 tấn tôm thẻ chân trắng thương phẩm, mang về lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng.
Ông Thảo phấn khởi: “Sản lượng tôm chân trắng nuôi đạt khá cao, khoảng 10 tấn/ha/vụ. Hiện nay, giá tôm chân trắng thương phẩm đã giảm từ 10.000 đồng đến hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2013, nếu không thì lợi nhuận sẽ còn cao hơn”.
Theo ông Thảo, yếu tố quyết định đến thành bại trong nuôi tôm chân trắng là ở chất lượng con giống. Do đó, các hộ nuôi tôm chân trắng cần phải chọn mua giống của những cơ sở có thương hiệu, uy tín để hạn chế rủi ro.
Related news
Tính từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã thủy sản Thủy Lâm (huyện Bát Xát) đã xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm với doanh thu hơn 2 tỷ đồng.
Thông tin từ Sở NN&PTNT cho biết, sản lượng thủy sản thực hiện trong 7 tháng đầu năm đạt 38.578 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể: cá các loại 29.910 tấn, tăng 9,2%; tôm 3.387 tấn, tăng 6,3%; thủy sản khác 5.282 tấn, tăng 7,4%.
Do ảnh hưởng bởi thời tiết bất thuận đã tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện, hại nhiều diện tích lúa Mùa trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên). Trong đó, tập trung chủ yếu ở thôn Làng Trần (trên 2 ha), thôn Làng Khẻn (5 ha).
Khoảng 10 năm trước, UBND tỉnh đã có định hướng chọn tạo giống lúa đặc sản là Hậu Giang 2 để tạo dựng thương hiệu cho địa phương. Tuy nhiên, đến nay, lúa đặc sản mang tên Hậu Giang 2 vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng, thậm chí nhà nông để ý đến bởi nhiều lý do,...