Nho Trung Quốc đột lốt nho Ninh Thuận ồ ạt xuống phố
Tại vỉa hè tuyến phố Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Trần Cung (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mấy tuần nay xuất hiện hàng chục người bán nho xanh.
Trên xe đạp, những chùm nho xanh to, nặng trĩu, xanh mướt được rao bán đồng giá 35.000 đồng/kg.
Nho xanh được quảng cáo là Nho xanh Ninh Thuận được cánh hàng rong bán đầy vỉa hè
Theo quan sát, rất nhiều người đi đường đã dừng lại mua mà không hề quan tâm đến nguồn gốc của loại nho này.
Khi được hỏi về nguồn gốc loại nho này, nhiều người bán hàng rong quả quyết rằng:
Đây là nho Ninh Thuận chính gốc.
"Nho được vận chuyển bằng xe tải ra các chợ đầu mối ở Long Biên, chợ đầu mối Đền Lừ rồi chúng tôi mua lẻ bán tại cho người dân.
Giá rẻ là do nhập được hàng gốc, không qua trung gian, không chịu chi phí chợ và cửa hàng.
Hiện nay đang là vụ mùa nho đỏ và nho xanh Ninh Thuận nên chúng tôi mua được giá”, một người bán hàng rong nói.
Nhiều cuống của quả nho đã bị úng nước, quả nho thâm và chỉ cần cầm lên, trái nho rụng ra
Mặc dù niêm yết mức giá bán 35.000 đồng/kg, nhưng khi có người trả giá 30.000/kg, nhiều cánh hàng rong vẫn tặc lưỡi bán cho khách bởi nếu để lâu, không có tủ lạnh bảo quản, nho rất dễ hư và không thể bán được.
Theo quan sát của PV, tại cuống quả nho ở nhiều chùm nho đã xuất hiện màu trắng nhạt, biểu hiện của úng nước do nho được ngâm hoặc ủ lạnh lâu ngày.
Chỉ cần cầm lên và lắc nhẹ, nho sẽ rụng như sung.
Đi tìm câu trả lời cho nguồn gốc loại nho xanh siêu rẻ có phải là nho Ninh Thuận hay không, chúng tôi gặp chị Vũ Thị Hường, chủ buôn hoa quả tại chợ Đền Lừ và chợ đầu mối Long Biên.
Theo chị Hường, không có chuyện nho xanh không hạt là nho Ninh Thuận, người dân đã bị cánh hàng rong lừa gạt, mua phải nho xanh Trung Quốc.
Nho xanh không nhãn mác được bán tại nhiều vỉa hè ở Hà Nội
Chị này quả quyết: “Tôi chuyên nhập hàng hoa quả từ phía Nam vào chợ Đền Lừ và từ chợ Đền Lừ ra chợ đầu mối Long Biên, từ đầu năm đến nay chưa hề có hàng nho xanh Ninh Thuận bán buôn tại ruộng với giá dưới từ 35.000 - 65.000 đồng/kg chứ chưa nói gì đến giá bán lẻ 35.000 đồng tại Hà Nội.
Toàn bộ hàng nho xanh được gánh hàng rong quảng bá là nho Ninh Thuận đều là nho có xuất xứ từ Trung Quốc được đưa về số lượng lớn và bán tại Hà Nội với mức giá rất rẻ."
Vị thương lái này nhấn mạnh: Nho Ninh Thuận có hai loại, nho đỏ và nho xanh đều có hạt, loại không hạt chưa thấy nhập ra ngoài Bắc.
Nho xanh thường có vị hơi chua và quả nhỏ, chùm vừa phải.
Thời điểm này, nho xanh Ninh Thuận mới vào mùa nên giá thường cao, giá nho xanh trung bình thương lái mua vào tại ruộng đã là từ 35.000 - 40.000 đồng/kg; loại ngon hơn, có giá từ 50.000 - 65.000 đồng/kg.
Dù chưa biết rõ nguồn gốc loại hàng hóa này nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn mua nho về ăn
Tại một số cửa hàng, siêu thị, loại nho xanh đã được bày bán và được bọc thành từng chùm, mức giá của loại nho này dao động từ 65.000 - 80.000 đồng/kg.
Nhiều chủ cửa hàng cho biết, nho xanh Ninh Thuận khác với nho xanh Trung Quốc, nho Ninh Thuận quả thon nhỏ, có vị ngọt nhưng vẫn chua chứ không ngọt sắc như nho xanh Trung Quốc.
Một số chủ cửa hàng khuyên, người tiêu dùng nên để ý đến cuống quả nho bởi nếu bị ngâm nước hoặc ủ tủ lạnh, nho rất dễ rơi rụng, còn nếu nho không ủ lạnh sẽ không thể rơi rụng được.
Related news
Khoảng một tuần nay nhiều nơi ở ĐBSCL có mưa liên tục làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa hè thu. Chiều 22-6, ông Trần Điền Lang, Trưởng ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (Cần Thơ) cho biết, mưa dầm đã làm lúa bị đỗ ngã hàng loạt khiến chi phí thu hoạch tăng cao, tỷ lệ hao hụt nhiều và chất lượng lúa cũng bị ảnh hưởng.
Những năm qua, một số mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp theo chuẩn toàn cầu đã thuyết phục được nhiều nông dân làm theo, nhưng khó khăn về đầu ra khiến nông dân e ngại. Dù vậy, đây vẫn là xu hướng tất yếu để nông sản Việt có chỗ đứng trên thị trường thế giới trong giai đoạn hội nhập.
Tháng 1-5 âm lịch hàng năm là mùa cá “đoàn” - cách mà ngư dân đặt cho những loại cá nhỏ đi theo bầy và thường hay vướng vào lưới. Để rồi sau mỗi phiên biển, khi cập về bờ, chủ tàu phải huy động tất cả thuyền viên, thậm chí thuê thêm người mới giũ sạch được lưới...
Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.
Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.