Giá cao su tăng phiên thứ 2 liên tiếp

Chốt phiên 12/10, giá cao su giao tháng 1/2016 trên sàn Thượng Hải tăng 190 nhân dân tệ lên 11.800 nhân dân tệ/kg.
Giá cao su RSS3 giao tháng 2/2016 tại Trung tâm giao dịch hàng hóa nông sản Thái Lan cũng tăng 0,1 baht lên 50,1 baht/kg.
Ngoài ra, giá cao su RSS4 và RSS5 tại Ấn Độ cũng đồng loạt tăng 0,93 USD lên 0,1769 USD/kg. Hôm nay, thị trường Nhật Bản tạm ngừng giao dịch để nghỉ lễ.
Giá cao su tại các thị trường châu Á tăng trước đồn đoán nguồn cung cao su tại Indonesia giảm do tác động của El Nino và cháy rừng. Indonesia hiện là nước sản xuất cao su lớn thế giới.
Hiệp hội cao su Indonesia dự đoán, sản lượng cao su của Indonesia sẽ đạt 3,2 triệu tấn trong năm 2015 nhưng sẽ bắt đầu giảm trong năm 2016 do hiện tượng El Nino có thể hoạt động mạnh hơn trong giai đoạn tháng 9 - tháng 12/2015 và cháy rừng lan rộng tại khu vực Đông Nam Á.
Sản lượng giảm có thể sẽ kéo giảm xuất khẩu cao su của Indonesia xuống 2,5 triệu tấn trong năm nay do nhu cầu nội địa tăng.
Trong khi đó, sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ trong quý II và III/2015 đã giảm 15,4% xuống 281.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của sàn giao dịch.
Bảng giá cao su trong nước ngày 12/10
Bảng giá cao su tại một số thị trường châu Á khác
Related news

Là mặt hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của Chính phủ, giá nguyên liệu chế biến đã giảm từ giữa năm 2014, nhưng đến nay giá thức ăn chăn nuôi khi đến tay người chăn nuôi vẫn còn cao.

Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện nay năng suất lúa gạo của chúng ta đã tới hạn, khó có thể tăng được nữa, trong khi thị trường đang có dấu hiệu đổi chiều buộc chúng ta phải tính đến một kế sách và hướng đi mới…

Bà con trồng thanh long lâu năm đã quen với điệp khúc... “đến hẹn lại rớt giá”. Năm 2014, cũng thời điểm tháng 8, thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thậm chí phải đổ cho bò ăn, nhưng vẫn khan hiếm thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính.

7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Thời tiết khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuống giống trên diện tích 185.451 ha đất lúa tại Campuchia, tờ Khmer Times dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia cho biết.