Nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân chưa quan tâm

Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh vẫn chưa có động thái chuẩn bị cho việc đăng ký nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, trong khi Nghị định 36 quy định đến 31-12-2015, nuôi cá tra thương phẩm phải theo tiêu chuẩn này.
Theo ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú, do giá cá tra nuôi xuất khẩu hiện chỉ có 23.500 đồng/kg, trong khi giá bán cho thương lái tiêu thụ ở thị trường nội địa 26.000đồng/kg và cá giống lại rẻ hơn cá thịt… nên nông dân chưa quan tâm đến tiêu chuẩn VietGAP.
Mặt khác, chi phí để được cấp chứng nhận rất cao và mỗi năm nông dân phải tốn phí cho việc tái chứng nhận.
Related news

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

VASEP dự báo nguyên liệu cá tra trong quý 3 sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi lại trong sáu tháng đầu năm nay.

Những ngày qua, do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa to, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 8.000ha lúa đông xuân 2012 - 2013 vừa chín tới, chưa kịp thu hoạch đã nằm rạp xuống mặt ruộng. Người dân dàn hàng ngang lội bùn khẩn trương gặt lúa, chi phí cao mà lúa thất thoát lớn.

Ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Đại Đình, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) vừa xây dựng 3 chuồng nuôi đà điểu rộng 6.000 m2, tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng.