Một thanh niên vượt khó

Tuy sức khỏe rất hạn chế, nhưng bản thân anh phải nỗ lực làm việc để có tiền trả khoản nợ đã vay chữa bệnh.
Từ thành quả của những tháng ngày lao động vất vả, khi cầm được một ít tiền trên tay, anh lạc quan và yêu đời hơn đôi chút.
Cũng ngay trong thời điểm đó, anh được đoàn viên thanh niên trong thôn tín nhiệm bầu làm Bí thư chi đoàn thôn.
Năm 2009, khi được tiếp cận nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ kênh hỗ trợ thanh niên giải quyết việc làm, anh cải tạo khu đồi hơn 1ha mở trang trại chăn nuôi, trồng bạch đàn, nuôi heo rừng nái và nuôi gà.
Hơn 1 năm sau, anh có trong tay trên 50 triệu đồng và tiếp tục phát triển trang trại, nuôi thêm 3 con bò, 10 con dê giống, 100 con vịt, 1.000 con gà, đào ao rộng 2.000m2 để nuôi cá.
Tuy nhiên, lần này anh thiệt hại nặng do vật nuôi bị dịch bệnh chết, làm mất sạch 70 triệu đồng tiền vốn và còn thâm nợ gần 40 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi.
Không thể buông xuôi, anh bình tĩnh suy xét rủi ro và quyết tâm làm lại từ đầu. Anh bán sạch vườn bạch đàn cùng với số gia súc còn lại để trả nợ và gầy vốn tiếp tục chăn nuôi.
Anh mạnh dạn xây dựng dự án kinh tế trang trại và được vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để đầu tư thêm.
Hiện nay, tổng diện tích trang trại của anh trên 2 ha, tổng đàn heo rừng gần 20 con, 6 con bò, 60 cặp chim bồ câu, 300 con gà, vịt và hơn 1,5 ha bạch đàn.
Với cơ ngơi trang trại như vậy, gia đình anh có mức thu nhập gần 100 triệu đồng/năm; đồng thời tạo việc làm cho 3 thanh niên ở địa phương với thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Phát huy kết quả đạt được, anh tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi, với 10 heo rừng nái, hơn 50 heo thịt, gần 10 con bò nuôi vỗ béo, 40 con dê giống và mở rộng ao nuôi cá 4.000m2, nuôi thêm 1.000 con gà, 200 con vịt xiêm và nuôi trùn quế.
Anh Đang chia sẻ: Mình chưa hẳn đã giàu, nhưng ngẫm lại thấy nếu có ý chí vươn lên, biết nghiên cứu, học hỏi cách làm ăn, và có quyết tâm thì không những sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, mà còn có thể làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương mình.
Related news

Cà phê là một trong 6 cây chủ lực của tỉnh nên những hộ trồng mới hoặc thâm canh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để trồng và chăm sóc, nhằm tạo ra vùng chuyên canh, đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom và TX. Long Khánh.

Trước thông tin về dịch cúm gia cầm H5N1 có khả năng bùng phát và lây lan nhanh, cùng với đó, vi rút cúm H7N9, người tiêu dùng e ngại khi mua gia cầm và thịt gia cầm tại các chợ. Nhiều bà nội trợ ưu tiên chọn mua hàng tại chợ thực phẩm tươi sống Lifsap hoặc các vùng chăn nuôi an toàn.

Theo đó, kết quả điều tra 146 hộ trồng cà phê có hội chứng vàng lá tại các khu vực Đà Lạt, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc của Lâm Đồng cho thấy: 93,8% hộ nông dân tự sản xuất giống để trồng, 5,8% mua ngoài thị trường và chỉ có 0,4% mua giống từ các cơ sở sản xuất có uy tín.

Trung tâm Giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) đã chuẩn bị gần 10 vạn cây giống nuôi cấy mô, tăng gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước, đáp ứng nhu cầu xuống giống vụ xuân.

Do làm tốt công tác kiểm dịch, bảo đảm an toàn cho vật nuôi nên thời điểm này, người chăn nuôi ở Bắc Giang tiêu thụ gia cầm dễ dàng hơn.