Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá

Qua 3 vụ sản xuất trong năm, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trên 2.120 ha, đạt 96,4% so kế hoạch năm.
Diện tích này được đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn như: đậu phụng, bắp lai, mè, hành, dưa…
Tập trung ở các xã: Cát Tài, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hải…, góp phần đưa tổng diện tích cây trồng cạn năm 2015 lên gần 9.150 ha, tăng hơn 690ha so với năm 2014; trong đó, diện tích đậu phụng tăng 708 ha, bắp tăng 77 ha, hành tăng 34 ha...
Tham quan cánh đồng đậu phụng vụ Thu ở Cát Hải - Phù Cát.
Nhờ áp dụng các hình thức xen, luân canh cây trồng, cộng với việc tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật canh tác từng loại cây trồng cho nông dân nắm bắt, ứng dụng trong quá trình đầu tư thâm canh, chăm sóc, nên các loại cây trồng phát triển khá tốt.
Qua thu hoạch, năng suất nhiều loại cây trồng tăng khá: năng suất bình quân bắp lai đạt 62,4 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; đậu phụng đạt 35,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; mì 280 tạ/ha, tăng 59 tạ/ha...
So với năm trước; cùng với giá tiêu thụ tương đối ổn định ở mức khá, nên thu nhập của bà con nông dân tăng khá.
Related news

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

Trong 3 năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã phá khoảng 6.000 ha nhãn ở ĐBSCL, ngành nông nghiệp chi hơn 100 tỷ đồng mua thuốc BVTV phòng, chống bệnh nhưng không hiệu quả.

Nhiều năm qua, nông dân vùng ĐBSCL đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất giống lúa IR50404. Và bây giờ, người dân còn ồ ạt sản xuất giống lúa Ma Lâm 202 (ML202).

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.