Nông dân đang thiệt kép rất lớn

Trong tháng 9 vừa qua chỉ đạt 1,98 tỉ đô la Mỹ, giảm tới 16,5% so với cùng kỳ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2015 cũng chỉ đạt 19,97 tỉ đô la Mỹ, giảm 7% so với cùng kỳ.
Thiệt đơn do giá xuất khẩu
Việc rổ hàng nông sản xuất khẩu này “co lại” như vậy chủ yếu là do giá xuất khẩu tiếp tục giảm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu bảy mặt hàng nông sản chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu và chè) trong chín tháng đầu năm nay chỉ đạt 8,95 tỉ đô la Mỹ, giảm 9,9% so với cùng kỳ.
Thế nhưng, nếu cùng quy về giá năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm nay đạt 11,52 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, khoản “thua thiệt” về giá đã lên tới 2,57 tỉ đô la Mỹ, tương ứng với 28,7% kim ngạch xuất khẩu thực tế.
Điều đáng ngại là xu thế giảm giá của các mặt hàng nông sản này hiện nay vẫn tiếp tục mạnh lên. Nếu như tỷ lệ thua thiệt về giá trong cùng kỳ năm 2012 mới chỉ là 16,6%; năm 2013 tăng lên 23% thì năm 2014 tiếp tục nhích lên 23,9% kim ngạch xuất khẩu thực tế.
Một động thái khác cũng rất đáng lưu ý là nhập khẩu 14 mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu vẫn tiếp tục xu thế tăng, cho nên xuất siêu hàng nông sản đã giảm mạnh.
Nếu như tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2012 mới đạt 9,59 tỉ đô la Mỹ, cùng kỳ năm 2013 tăng lên 10,62 tỉ đô la Mỹ thì cùng kỳ năm 2014 tăng mạnh lên 12,37 tỉ đô la Mỹ và chín tháng đầu năm nay đã đạt kỷ lục 13,09 tỉ đô la Mỹ.
Xuất siêu bình quân các mặt hàng nông sản chủ yếu trong cùng kỳ ba năm trước là 8,95 tỉ đô Mỹ, đạt tỷ lệ tới 82,4%.
Nhưng với tình hình này, chín tháng đầu năm nay, xuất siêu đã giảm rất mạnh, chỉ còn 6,88 tỉ đô la Mỹ, tương ứng tỷ lệ 52,5%.
Những biến động của giá cả như vậy đã “làm mờ” một thực tế đặc biệt đáng quan tâm là nhập khẩu hàng nông sản còn tăng “khủng” hơn nhiều so với những gì các số liệu thống kê cho thấy.
Nếu theo các số liệu thống kê, nhập khẩu 14 mặt hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu trong chín tháng đầu năm 2015 chỉ tăng rất khiêm tốn 5,8% so với cùng kỳ năm 2014
Còn nhập khẩu bảy mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị đã tăng đáng lo ngại 17,1% nhưng nếu quy về giá năm 2011 thì cả hai đều đã tăng “rất khủng”, ở mức 14,6% và 32,7%.
Thiệt kép do giá tiêu dùng trong nước
Từ năm 2012 đến nay giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,94%, nhưng giá của tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác đã tăng tới 25,34%.
Điều này cũng có nghĩa là nông dân đã phải bán hàng nông sản với giá rẻ và mua hàng công nghiệp và dịch vụ với giá đắt hơn nhiều.
Trong đó, thua thiệt của nông dân làm lương thực là đặc biệt lớn. Bởi lẽ, trong cùng kỳ, giá lương thực chỉ tăng “tượng trưng” 4,07% nhưng giá hàng phi lương thực và dịch vụ tăng tới 23,61%.
Tất cả những điều nói trên có nghĩa là tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản với hàng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là giữa lương thực với hàng công nghiệp và dịch vụ đã doãng rất rộng.
Điều này đương nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường trong nước, bởi dân cư khu vực nông thôn hiện vẫn chiếm gần hai phần ba dân số cả nước.
Đây chính là lý do để giải thích tại sao xuất khẩu vẫn tăng nhanh nhưng quá trình khôi phục nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước ta không được như mong đợi.
Và xa hơn nữa, khoảng cách giàu - nghèo giữa hai khu vực đô thị và nông thôn của nước ta đang doãng rộng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Related news

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.

Sau hơn 15 năm có mặt và phát triển trên vùng đất Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), cây cam chanh đã khẳng định được vị trí của mình, bởi sự thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, có hương vị đậm đà không thua kém gì các sản phẩm cam nổi tiếng trong tỉnh như: Cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, cam chanh Cẩm Yên...