Trồng hành và bắp được mùa, được giá
“Có thể nói đây là một trong những vụ hành và bắp trúng lớn của bà con nông dân địa phương”, ông Nguyễn Kim Trắc, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ, khẳng định.
Trồng bắp xen hành cho thu nhập khá.
Chi hội trưởng nông dân thôn Chánh Trạch 2, ông Nhữ Hồng Hà, cho hay: Toàn thôn có nhiều hộ trồng hành thâm canh.
Không những năng suất hành đạt khá cao so cùng vụ năm ngoái, mà giá hành năm nay bà con bán rất chạy, nhổ đến đâu thì thương lái cân đến đó.
Với 2 sào hành của mình, ông Hà thu 700 kg, củ vừa to, vừa đẹp, thấy giá cao (60.000 đồng/kg), cao gấp đôi năm ngoái, nên bán hết, tổng thu 42 triệu đồng.
“Trừ chi phí đầu tư, tui cầm chắc lãi hơn 30 triệu đồng, chưa có vụ Hè Thu nào giá hành tăng, tiền lãi cao như vậy” ông Hà phấn khởi cho biết.
Vừa phơi bắp trước sân nhà, ông Nguyễn Ngọc Sanh, ở thôn Chánh Trực, bộc bạch: Vụ này nhà tui trồng 5 sào hành xen bắp.
Hành đạt năng suất 350 kg/sào, sản lượng hơn 1,7 tấn, để làm giống vụ Đông xuân 500kg, còn lại tui bán hết, với giá bình quân 40.000 đồng/kg (tăng hơn 15.000 đồng so với cùng vụ năm trước) thu gần 50 triệu đồng, trừ chi phí còn thực lãi gần 40 triệu đồng, tăng gần 50% so với tiền lãi năm ngoái trên cùng diện tích.
Chưa kể, bắp xen hành thu hơn 1,5 tấn hạt, lại tăng hàng trăm kg, bán với giá 4.500 - 5.000 đồng/kg cũng thu ít nhất 6 triệu đồng.
Ông Sanh chia sẻ: “Trồng bắp xen hành, phân nước đều tận dụng, chỉ tốn 10 - 15 kg đạm, đã lợi gấp 2 lần so với trồng lúa thâm canh”.
Cũng ở Chánh Trực, bà Nguyễn Thị Khâm mừng rỡ tâm sự: “3 sào hành xen bắp năm ngoái của tui, sản lượng, giá cả đều thấp nên tổng thu chưa tới 25 triệu đồng.
Cũng trên diện tích đó, vụ này tui thu 1,2 tấn hành (tức 400kg/sào) để dành 2 tạ làm giống cho vụ Đông Xuân sắp tới, còn bán hết, tổng thu gần 45 triệu đồng, trừ chi phí còn lời hơn 35 triệu đồng, tăng hơn gấp 2 lần so với vụ hành năm ngoái, đó là chưa kể cây bắp trồng xen cũng kiếm được 4 - 5 triệu đồng, nhờ năng suất bắp tăng, giá ổn định”.
Ông Nguyễn Đình Bảng, Bí thư chi bộ thôn Chánh Trực, cho hay: Đã từ lâu, hầu hết trong thôn ai cũng trồng hành xen bắp.
Khi hành được 35 - 40 ngày thì hạt bắp được tra xuống.
Khi thu hoạch hành thì bắp cao sản, ngắn ngày đã bắt đầu cho trái.
Vụ này toàn thôn trồng hơn 20 ha hành, trong đó có 7,2 ha hành chuyển đổi từ cây lúa sang trồng hành xen bắp, đều cho năng suất cao hơn diện tích hành, bắp đại trà, nhất là giá hành tăng cao.
“Trồng 1 - 2 sào thì hộ nào cũng đều lãi hàng chục triệu; trồng 5 - 7 sào như hộ bà Tô Thị Dung, hộ ông Lê Văn Mai, trừ chi phí, còn lãi cả trăm triệu đồng từ cây hành xen cây bắp”.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ, ông Trần Văn Thọ, cho biết: Với hơn 72 ha hành, bắp vụ Hè Thu năm nay, bà con Mỹ Thọ có lãi tiền tỉ.
Hiện nay, tranh thủ thời tiết có mưa, đủ độ ẩm, bà con nông dân Mỹ Thọ tiếp tục làm đất, xuống giống cây hành trên hàng chục ha đất chân cao, đất ven đồi gò, sườn núi, chủ yếu ăn nước trời với hy vọng có một vụ hành trái vụ thành công, bán đúng vào dịp tết đến.
Related news
Hiện nay, nhiều nông dân vẫn “ưu ái” sử dụng các loại giống lúa có phẩm chất gạo trung bình, đặc biệt là IR50404. Tại Chợ Mới (An Giang), diện tích xuống giống IR50404 năm sau… cao hơn năm trước. Nông dân có lý do riêng để quyết tâm theo đuổi giống lúa này, dù ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo.
Giá phân bón tăng đột biến vào đầu vụ sản xuất khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá các loại phân ure hiện dao động từ 420 - 470 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng từ 50 - 60 ngàn đồng/bao so với một tháng trước đó; giá phân NPK khoảng 570 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng 50 ngàn đồng/bao...
Với lợi thế có Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư đóng trên địa bàn, những năm qua, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vận động Nhân dân chuyển từ cấy lúa sang sản xuất cây giống đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vụ mía đường 2014 - 2015, thời tiết khô hạn kéo dài, giá đường xuống thấp, tiêu thụ chậm đã gây không ít khó khăn cho các nhà máy. Tuy nhiên, các nhà máy đường vẫn tập trung triển khai vụ ép mới, nâng cao năng suất để sẵn sàng cho một vụ ép mới hiệu quả hơn.
Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.