Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ Phú Rau Thơm Tây

Tỷ Phú Rau Thơm Tây
Publish date: Monday. August 25th, 2014

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

Khi mới bắt tay vào nghề bà cũng chưa có ý định trồng các loại rau thơm ngoại như bây giờ. Ban đầu bà thuê một sào đất để trồng hoa lily, một loại hoa cao cấp đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vụ hoa đầu tiên đầu tư trên 100 triệu đồng nhưng do chưa quen cách chăm sóc nên khi thu hoạch bị lỗ vốn khoảng 50 triệu đồng.

Không nản chí, bà đã quyết định mua 2 sào đất với giá 50 triệu đồng để làm vườn và tiếp tục trồng hoa lily. Ở vụ hoa này bà Cúc thành công vì đã đúc rút kinh nghiệm được từ vụ hoa trước, chăm sóc hoa theo đúng quy trình kỹ thuật, đến thời điểm thu hoạch thì bán được giá nên vụ hoa này đã có lời gần 60 triệu đồng.

Nhưng sau đó, bà Cúc đã nghiên cứu, tìm hiểu và bà nhận thấy trồng hoa lily đòi hỏi vốn lớn và cũng nhiều rủi ro nên bà đã quyết định chuyển hướng trồng các loại rau cao cấp, rau sạch.

Nhập hạt giống rau thơm từ nước ngoài

Bà Cúc chia sẻ: “Từ nhỏ tôi đã rất yêu thiên nhiên cây cỏ, thấy hoa gì đẹp, hoa gì lạ, cây gì lạ là đều dừng lại để ngắm nghía, tìm hiểu”. Có lẽ vì thế, niềm đam mê đó đã ăn sâu vào tiềm thức của bà. Từ đó bà đã tìm hiểu về những loại rau thơm có nguồn gốc từ nước ngoài.

Bà nhận thấy, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn, sinh sống nhưng chưa nơi nào trồng các loại rau gia vị mà họ ưa thích để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Thế rồi, bà Cúc quyết tâm tìm hiểu và gắn bó với nghề trồng rau thơm tây kể từ lúc này. Nhờ những mối quan hệ sẵn có nên bà có được các loại giống rau gửi từ châu u về trồng thử nghiệm.

Sau 3 tháng, một vài luống rau đã cho thu hoạch, bà tìm tới hệ thống siêu thị Metro đặt vấn đề tiêu thụ. Do thị trường đang rất cần những loại rau thơm cao cấp này nên Metro đặt hàng ngay. Yên tâm có đầu ra, bà mạnh dạn phát triển và sau một năm thì có 3 sào rau thơm giống châu u trong vườn.

Các loại rau thơm này thích hợp với khí hậu Đà Lạt và chăm sóc cũng đơn giản như rau thơm bản địa cùng loại. Hiện tại, trong vườn rau thơm giống nhập khẩu từ châu u của bà Cúc có tới 20 loại như: Lavender, Parsley, Origano, Peppermint, Rose mary, Thyme, Mario ram, Basil tím, chocolate mint, củ hồi…

Bà Cúc chia sẻ, bà luôn nhận được các đơn đặt hàng lớn mặc dù chưa có nhiều thông tin đại chúng nhưng khách hàng vẫn tìm đến “Cô Cúc để mua rau mùi tây” vì vườn của bà luôn luôn có nhiều loại rau thơm đặc biệt mà thị trường không có. Hiện Metro ký giá cố định với bà Cúc, loại rau thơm rẻ nhất là 50.000 đồng/kg và đắt nhất là 250.000 đồng/kg. Mỗi ngày cung cấp 20kg cho thị trường, thu về 1,5-2 triệu đồng, tính ra mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng.

Kinh nghiệm sản xuất rau thơm Tây

Theo Bà Cúc, rau thơm ngoại hầu như không nhiễm sâu bệnh, chỉ có một vài loại bị bệnh nhưng không đáng kể, tuy vậy nhưng cách chăm sóc đối với các loại rau thơm này cũng không dễ. Khi rau bị bệnh bà thường dùng các loại chế phẩm như: dầu NEEM, dầu cam, dầu tỏi… để xua đuổi côn trùng, bọ nhảy, bọ phấn trắng…

Khi gặp điều kiện thời tiết xấu, vườn rau bị bệnh thì bà mới dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép sử dụng trên các đối tượng rau này để xử lý, bà xử lý thuốc theo đúng nồng độ cho phép và đảm bảo đúng thời gian cách ly.

Để hạn chế tối đa sâu bệnh hại, bà phải luôn giữ vườn sạch sẽ, nguồn nước tưới phải đảm bảo, phân dùng phải được ủ hoai để hạn chế ruồi, đặc biệt bà Cúc không dùng phân dê để trồng rau vì phân dê có nhiều mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Rau thơm tây cần có giá thể đất tốt nên bà đã đầu tư một lượng phân hữu cơ rất lớn để cải tạo đất.

Lượng phân hữu cơ này do bà mua về và tự ủ từ nguồn phân hữu cơ và nấm Trichoderma, lượng phân bón bà sử dụng chủ yếu 90% phân hữu cơ chỉ có 10% phân hóa học, phân rải dày khoảng 40cm để tạo cho đất tơi xốp, có độ kết dính, thoát nước tốt đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Bà Cúc cũng chia sẻ thêm: “Cái khó của việc canh tác các loại rau thơm này là nguồn giống. Các công ty chuyên cung cấp hạt giống trong nước không nhập các loại giống rau thơm này vì không có người canh tác. Nguồn giống rau của bà Cúc hiện nay là nhờ người quen ở Pháp mua giúp và được chuyển về theo đường bưu điện hoặc xách tay.

Ngoài diện tích trồng rau thơm trên bà còn trồng cà chua beef, cà chua cherry, dưa leo baby, củ cải đỏ, bí ngồi… mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà. Một số khách hàng đã tìm đến vườn rau của bà để tham quan và đặt vấn đề cung cấp xuất khẩu nhưng số rau của bà mới chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước.

Hiện chưa có nhà vườn nào trồng những loại rau mà nhập hạt giống từ nước ngoài như bà. Thị trường cho loại rau này rất tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn về nguồn giống và chưa liên kết được các hộ nông dân.


Related news

Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.

Monday. April 15th, 2013
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.

Friday. June 7th, 2013
Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...

Friday. June 7th, 2013
Cần Ngăn Chặn Tình Trạng Chặt Cây Sắn Bán Cho Thương Lái Cần Ngăn Chặn Tình Trạng Chặt Cây Sắn Bán Cho Thương Lái

Những ngày qua ở Phú Yên tại các huyện Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, người dân đổ xô đi chặt cây sắn bán cho thương lái. Cách đây 2 năm, cảnh mua bán cây sắn cũng diễn ra rầm rộ, làm cho nhiều nơi không có sắn giống trồng dặm. Lo ngại nhất hiện nay, nếu các cấp chính quyền không kịp thời ngăn chặn tình trạng này, nguy cơ lây lan dịch bệnh trên cây sắn sẽ xảy ra.

Friday. June 7th, 2013
Hợp Sức Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Hợp Sức Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Người đánh bắt cá, lươn bằng xuyệt điện đi qua thì cánh đồng, khúc sông "ngoắc ngoải" bởi sự đánh bắt tận diệt của con người. Trên thực tế, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện đang tăng dần, môi trường sống bị đe dọa nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt…

Saturday. June 8th, 2013