Thành Phố Cà Mau Triển Khai Mô Hình Nuôi Gà Chuyên Đẻ Trứng Giống Ai Cập

Cách nay hơn 2 tháng, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn xã Tân Thành làm điểm chỉ đạo xây dựng điểm trình diễn thực hiện mô hình nuôi gà chuyên đẻ trứng giống Ai Cập.
Tại đây có 5 hộ dân được trung tâm hỗ trợ mỗi hộ 200 con gà chuyên đẻ trứng giống Ai Cập, hỗ trợ vắc xin phòng, trị bệnh, thuốc sát trùng và thức ăn theo định mức. Trong quá trình nuôi, trung tâm cử cán bộ đến từng hộ hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm vắc xin, vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật…
Đến nay, gà đã được hơn 60 ngày tuổi, phát triển rất tốt, tỷ lệ hao hụt khoảng 5%, gà trống có trọng lượng từ 1 kg trở lên, gà mái có trọng lượng từ 700 gram trở lên.
Các hộ chăn nuôi cho biết: Giống gà này dễ thích nghi với điều kiện khí hậu ở địa phương và có khả năng kháng bệnh cao. Hơn nữa loại gà giống này đẻ trứng liên tục lại ít tiêu tốn thức ăn, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên, mỗi con đẻ từ 200 – 210 trứng/năm.
Từ điểm trình diễn này sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.
Related news

Hiện nay, phá thế độc canh thông qua tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp làm giàu trong điều kiện đất hẹp, người đông là chủ trương đúng đắn được nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hưởng ứng, áp dụng một cách rộng rãi với những mô hình canh tác đa dạng: lúa + màu, lúa + dưa, VAC...phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng.

Sáng 27-4, tại cơ quan phía Nam Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TP. Hồ Chí Minh), Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức hội thảo về phương pháp ghép chồi cho cây điều nhằm đánh giá quá trình khảo sát của nhóm chuyên gia đến từ Hiệp hội điều Việt Nam tại vườn điều ghép của 3 hộ ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).

Chùm ngây là loại cây mọc hoang phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc nhân rộng diện tích, bởi đầu ra cho sản phẩm nhìn chung còn "phập phù".

Lúa đông xuân đang sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh.

Một thời, cây quế Trà My là “cây vàng cây bạc” của người dân Quảng Nam. Thế nhưng, do phát triển ồ ạt cây quế lai tại vùng này nên 10 năm qua, cây quế Trà My trở thành... củi. Gần đây, người dân và chính quyền đã nhân lại giống với kỳ vọng tìm lại hương quế Trà My một thời.