Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC
Publish date: Friday. July 10th, 2015

 I.  Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn ASC?

  • Khởi nguồn áp dụng ASC là do yêu cầu bắt buộc của thị trường nhằm đưa cá tra/basa ra khỏi danh sách đỏ của WWF (danh sách những loài động vật sắp tuyệt chủng).
  • Việc đạt chứng nhận ASC giúp lấy lại hình ảnh cá tra ở các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
  • WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) cam kết “phát triển thu nhập phụ trội “ cho sản phẩm ASC. Các sản phẩm dán nhãn ASC khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đều có giá cao hơn ít nhất 15% so với sản phẩm cùng loại không dán nhãn ASC.
  • Xu hướng thị trường Châu Âu và các thị trường khác là: Chỉ tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận ASC.

Kể từ cuối tháng 12-2012 đến nay, một số nhà bán lẻ tại bốn nước Đức, Hà Lan, Anh và Ý đã tạm ngưng nhập thêm cá tra philê từ các nhà nhập khẩu để chuẩn bị việc bán cá có chứng nhận ASC. Các chuyên gia dự đoán rằng: “Xu hướng này sẽ tiếp tục mở rộng ra các nước châu Âu và những thị trường khác”.

  • Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp cá tra sản xuất có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội để đạt được chứng nhận ASC giữa quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam năm 2010, các bên đã cam kết hỗ trợ để 50% sản phẩm các tra xuất khẩu đạt chứng nhận ASC đến năm 2015.
  • Áp dụng tiêu chuẩn ASC là cách nhằm hướng tới sự phát triển bền vững: giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
  • Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi và doanh nghiệp về sản xuất bền vững.
  • Trên bao bì sản phẩm có dán nhãn chứng nhận ASC giúp người tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm an toàn, có trách nhiệm về môi trường, xã hội và cam kết sử dụng sản phẩm lâu dài.
  • Chứng nhận ASC có giá trị lên tới 3 năm.


Related news

Nhập Khẩu 400 Triệu USD Thịt Gia Súc, Gia Cầm Nhập Khẩu 400 Triệu USD Thịt Gia Súc, Gia Cầm

Đó là con số nhập khẩu thịt của VN trong năm 2014 được ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi VN, đưa ra tại hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi VN khi tham gia TPP” trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế chăn nuôi VN (Vietstock 2014) diễn ra ngày 15-10 ở TP.HCM.

Thursday. October 16th, 2014
Đi Tìm Công Ty 3 Lần Xuất Khẩu Đi Tìm Công Ty 3 Lần Xuất Khẩu "Rau Bẩn"

Như NNVN ngày 9/10 đã thông tin trong bài: "Không có chuyện rau quả VN có nguy cơ cấm XK sang EU", trong đó, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có 3 lô hàng rau gia vị của VN gồm húng quế, ớt, cần tây, khổ qua (mướp đắng) và ngò gai xuất sang EU bị phát hiện nhiễm các loại côn trùng gây hại, đa số là nhiễm ruồi đục quả.

Thursday. October 16th, 2014
80% Thanh Long Xuất Khẩu Sang Trung Quốc 80% Thanh Long Xuất Khẩu Sang Trung Quốc

Hiệp hội Trái cây VN (Vinafruits) cho biết, mặc dù các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc..., liên tục mở cửa cho trái cây tươi của VN, thế nhưng sản lượng XK vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Thursday. October 16th, 2014
“Ngơ Ngơ Đội Nón” Thi… Hoa Hậu “Ngơ Ngơ Đội Nón” Thi… Hoa Hậu

Xin được nói luôn, “ngơ ngơ đội nón” chính là những “cô” bò sữa, những thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu bò sữa, được tổ chức bởi Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Cuộc thi này đang gây tranh cãi bởi chính cái tên của nó: “Hoa hậu”. Người thì cho rằng, cuộc thi hoa hậu trên đất nước này chỉ có một, đó là dành cho người, chứ còn “bò thì hoa hậu cái gì!”.

Thursday. October 16th, 2014
Bấp Bênh Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Bấp Bênh Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng

Đặc biệt, giá tôm thẻ chân trắng tính đến thời điểm hiện tại giảm trung bình từ 15 – 20 ngàn đồng/kg tùy loại. Ở Cà Mau, hiện giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con giá 100 ngàn đồng/kg, loại 70 con giá 120 ngàn đồng/kg. Giá tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng chênh lệch không đáng kể.

Thursday. October 16th, 2014