Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ông Phi Dúi

Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ông Phi Dúi
Publish date: Wednesday. April 25th, 2012

Về xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, hỏi thăm “ông Phi dúi” tức Đào Duy Phi, gần như ai cũng biết.

Ông không chỉ là một chủ tịch Hội nông dân năng động mà còn là người đi tiên phong nuôi dúi.

“Do có thâm niên làm công tác hội, tôi được đi thăm quan nhiều mô hình chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam như nuôi nhím, chồn hương, kỳ đà, tắc kè… nhưng giá cả lúc lên, lúc xuống không ổn định, thức ăn hầu hết vẫn phải đi mua. Trong khi nuôi dúi ở địa phương mình, nguồn thức ăn rất dồi dào, giá rẻ nhưng chưa có ai nuôi. Từ đó tôi có ý tưởng nuôi loài đặc sản này”, ông Phi cho biết.

Theo ông, tình cờ trong một lần đi làm rẫy cà phê thấy người đồng bào dân tộc gạ bán mấy con dúi con mới đẻ. Không mua thì chúng có nguy cơ bị chết, bỏ thì thương, vương thì tội, ông đánh liều mua về nuôi thử. Do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, hơn nữa dúi mới bắt ở rừng về chưa quen thức ăn và môi trường mới, chúng ngày một yếu dần.

Không nản chí ông lặn lội tìm kiếm thông tin trên sách báo, mạng Internet... và đã học hỏi rất nhiều kiến thức và nhanh chóng áp dụng vào đàn dúi của mình. Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật chẳng mấy chốc mấy con dúi èo ọt đã trưởng thành, con nào con nấy mũm mĩm, lông bóng mượt.

Dần dà đàn dúi của ông lên tới 50 cặp bố mẹ và 100 con giống. Giống dúi sinh sản ra không đủ cung cấp cho thị trường. Ông Phi tâm sự, ở Lâm Đồng rất nhiều mô hình chăn nuôi, mỗi mô hình nuôi một con vật khác nhau, nhưng chưa thấy nuôi con gì dễ bằng nuôi dúi, ai cũng nuôi được, không ảnh hưởng môi trường, chi phí thức ăn thấp.

Theo tính toán của ông Phi, 1 con dúi nuôi từ lúc mới đẻ tới khi trưởng thành là 6 tháng, trọng lượng đạt từ 1,2-1,5 kg, tiêu tốn khoảng 90.000 đồng (tiền thức ăn). Giá bán giống tùy theo thời gian nuôi ngắn hay dài, tùy theo trọng lượng từng con (từ 900.000 - 1,2 triệu đồng/cặp; dúi thương phẩm từ 450.000-500.000 đ/kg.

Sau khi nuôi và cho sinh sản giống dúi thành công, một con vật nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Phi mạnh dạn xây dựng đề án nuôi dúi cho 20 hộ nông dân trong xã và đã được Quỹ hỗ trợ Nông dân tỉnh phê duyệt với mức hỗ trợ 15 triệu/hộ.


Related news

Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

Monday. March 7th, 2011
Cần Đánh Thức Nguồn Lợi Tôm Càng Xanh Cần Đánh Thức Nguồn Lợi Tôm Càng Xanh

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

Friday. March 4th, 2011
Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Saturday. February 11th, 2012
Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Friday. February 10th, 2012
Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Monday. February 13th, 2012