Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, Hội đã phối hợp tổ chức được 32 lớp tập huấn chăm sóc cây trồng, bảo vệ thực vật… thu hút hơn 1.400 lượt người tham gia. Nhờ vậy mà tư duy sản xuất của người dân trên địa bàn đã dần thay đổi.
Điều thay đổi lớn nhất là bà con đã đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Riêng đối với các hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số thì Hội duy trì cách thức “cầm tay chỉ việc”, đào tạo nghề tại chỗ, hội viên giúp hội viên, gắn với việc thực hành trực tiếp trên nương rẫy, chuồng trại của gia đình.
Thông qua đó, không chỉ còn độc canh một loại cây trồng mà hiện đồng bào còn biết xen canh, tăng vụ, nhất là phát triển sản xuất theo hướng đa cây, đa con. Hội viên, nông dân cũng tích cực tham gia thực hiện các đề án phát triển kinh tế của huyện như: cải tạo đàn bò, phục hồi và phát triển cây hồ tiêu, điều...
Cụ thể như những năm trước đây, do không nắm rõ quy trình chăm sóc, nên vườn cà phê của gia đình anh Nguyễn Hữu Tình ở bon Phi Gle, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) luôn bị sâu bệnh, năng suất kém.
Tuy nhiên, gần đây, được tham gia các lớp tập huấn do Hội nông dân xã tổ chức, anh đã nắm được các kỹ thuật cơ bản về tỉa cành, chăm bón nên vườn rẫy ngày càng trở nên xanh tốt, năng suất cao. Giờ đây, không chỉ biết cách tỉa cành, bón phân đúng liều lượng mà anh còn biết sử dụng vỏ cà phê làm phân vi sinh, giảm chi phí đầu tư rất nhiều.
Anh Tình chia sẻ: “Gia đình tôi có gần 2 ha cà phê, hồ tiêu. Từ khi được dự các lớp tập huấn kỹ thuật, tôi đã chủ động hơn trong việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho vườn cây. Nếu như trước đây, năng suất chỉ đạt khoảng 2,5 tấn/ha thì trong một vài năm trở lại đây, vườn cà phê của gia đình đã đạt đến 4-5 tấn/ha”.
Tương tự, cũng nhờ tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mà vườn rẫy của gia đình anh Y Dâng ở bon Glong Phe luôn xanh tốt, ít sâu bệnh. Theo anh cho biết, sau khi học hỏi được nhiều kiến thức, cùng với việc nâng cao chất lượng vườn cà phê thì anh còn biết trồng xen canh một số cây trồng như mít, sầu riêng, bơ…để tăng thu nhập cho gia đình.
Anh Y Dâng vui vẻ nói: “Tôi thấy tham gia các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ do địa phương tổ chức là rất bổ ích, nên việc đưa các loại giống cây, con năng suất cao vào sản xuất đã mang lại hiệu quả đáng kể. Nhờ chăm sóc bài bản, với 3 ha cà phê, niên vụ vừa qua gia đình thu về hơn 10 tấn nhân”.
Có thể nói, bằng việc thay đổi tư duy làm ăn, tích cực ứng dụng kỹ thuật vào thực tế sản xuất hàng ngày, đời sống của các hội viên, nông dân xã Quảng Sơn ngày càng được nâng lên đáng kể, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương.
Related news

Khoảng 20 giờ, ngày 13/11/2014, anh Võ Văn Giang - ngụ ấp 1, xã Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự) đang thăm đáy đặt trên sông Sở Thường đã phát hiện và bắt được con cá tra dầu nặng 135kg.

Ngày 13.11, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viênBCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND, các ngành chức năng của 11 huyện, thành phố …

Tranh thủ mực nước lũ đang xuống thấp, bà con ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Châu Thành A đã chủ động vệ sinh đồng ruộng, liên kết lại với nhau thành từng tổ, đội để cùng bơm tác tập trung và xuống giống lúa Đông xuân 2014-2015 một cách đồng loạt.

Khoảng một tuần lễ nay, tại nhiều điểm bán lúa giống trên địa bàn tỉnh luôn tấp nập người dân từ nhiều nơi đến mua lúa giống. Ông Lê Hoàng Em, chủ điểm bán lúa giống ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho biết: “So với mọi năm thì năm nay bà con đến mua lúa giống sớm hơn.

Việc Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân bón và từ 1.12 tới đây là áp dụng cơ chế nhập khẩu tự động với mặt hàng phân bón của Bộ Công Thương đang được dư luận đặt câu hỏi: Người nông dân có được lợi khi phân bón nhập khẩu bị hạn chế?