Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.
Nguồn thức ăn chủ yếu của thỏ là rau muống, rau lang, cỏ... Mỗi ngày, ông Chiến cho thỏ ăn 2 lần (sáng và chiều). Khi thỏ đẻ, ông cho thỏ ăn thêm lúa và vệ sinh chuồng nuôi mỗi ngày; phun thuốc sát trùng chuồng mỗi tuần một lần... Mỗi con đẻ từ 5 - 8 con/lứa. Sau đó, nuôi từ 1 - 1,5 tháng thì bán thỏ giống, với giá dao động từ 50 - 75.000 đồng/con; còn nuôi trên 2 tháng thì bán thỏ thịt, giá trung bình 70.000 đồng/kg.
Theo ông Chiến, thỏ đẻ và nuôi con từ 15 - 20 ngày thì cho phủ nọc và trên 30 ngày sau là đẻ lứa tiếp... Nhờ ông Chiến thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn thỏ chu đáo và vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng kỹ thuật... nên đàn thỏ phát triển tốt, sinh sản đều, tăng trọng nhanh,...
Bước đầu, ông Chiến đã cho xuất chuồng 7 con thỏ đực (đạt trong lượng từ 3,5 - 4kg/con), thu nhập được gần 2 triệu đồng. Nhiều thương lái đến hỏi mua thỏ giống và thỏ thịt với số lượng lớn nhưng ông Chiến không đủ thỏ để cung cấp.
Related news

Là một xã vùng thấp của huyện Quang Bình, Bằng Lang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.514 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 2/3. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XXI, xã đã thực hiện chủ trương quy hoạch phát triển trồng cây cao su để tạo ra nhiều cơ hội về công ăn việc làm cho người lao động.

Trong vụ bưởi tết năm nay, nhiều vườn bưởi Năm Roi ở huyện Châu Thành nói chung và câu lạc bộ (CLB) bưởi tạo hình hồ lô ở xã Phú Tân nói riêng, không khỏi lo lắng khi trái non bị rụng ngay từ đầu vụ. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ mất mùa, đồng nghĩa với thu nhập trong dịp tết của nhiều nhà vườn cũng giảm theo.

Mặc dù mùa thu hoạch mía 2014-2015 vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên, tranh thủ nước rút, hiện những khu vực nằm trong đê bao chống lũ hoặc nơi có bờ liếp cao, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đang tất bật xuống giống cho niên vụ mía 2015-2016. Theo đó, niên vụ mía năm nay, ngành chức năng địa phương và người dân có sự thay đổi lớn về cơ cấu giống và diện tích.

Theo quy hoạch, mô hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn có quy mô 14ha, với trên 400 hộ dân tại xã Hà Thạch, Văn Lung và phường Trường Thịnh tham gia. Ngoài việc được hỗ trợ về giống, vốn và chuyển giao KHKT, dự án còn hỗ trợ xây dựng 6 nhà lưới để trồng rau với mức bình quân 20 triệu đồng/1 nhà lưới.

Trong nhiều năm qua, cùng với sự đầu tư của các chương trình, dự án; sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, đoàn thể, MTTQ, Hội Nông dân thị xã Phú Thọ đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, cổ vũ hội viên phát triển kinh tế, điển hình là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.