Thu Nhập Khá Từ Bán Tôm Cá Bắt Bằng Lưới Bát Quái
Bỏ tiền mua lưới bát quái đánh bắt tôm, cá tại các kênh mương, nhiều người dân ở ngoại thành Hà Nội có thu nhập khá.
Ông Tuệ (thôn Hạ Dục, xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã có 5 năm làm nghề đặt lưới bát quái dọc các kênh mương.
Ông Tuệ chia sẻ, với 20 lưới bát quái đặt dọc kênh mương, một ngày 2 lần cất dỡ lưới, bình quân mỗi ngày ông thu được trên dưới 10kg thủy sản các loại như cá, tôm, cua, lươn, trạch, thậm chí cả rắn và ếch cũng sa lưới. "Vào mùa động nước như mùa mưa hoặc mùa gặt thì có khi thu được cả 30 - 40 cân các loại thủy sinh là bình thường”, ông Tuệ cho hay.
Đặc biệt theo ông Tuệ, mấy năm trở lại đây, do các loại thủy sản đều được nuôi phổ biến nên người dân thành phố “chuộng” đồ đánh bắt tự nhiên hơn, được giá khiến nhiều nông dân hăm hở đầu tư lưới bát quái để kiếm tiền.
Ở cùng thôn với ông Tuệ, tuy mới vào “nghề” nhưng anh Hiếu rất hứng thú với thành quả mà những chiếc lưới bát quá đem lại. “Không hứng thú sao được khi đây cũng là nguồn thu nhập quanh năm cho gia đình”, anh thành thật.
Anh Hiếu cho biết, tháng 5 và 6 là thời điểm chính của mùa “đánh bắt”, vì khi đó nước từ kênh mương được tháo vào ruộng, theo dòng nước chảy các loại thủy sản cũng từ đó nhiều hơn bao giờ hết. Thậm chí chỉ cần 1 - 2 tiếng đặt lưới đã nặng trĩu thủy sản các loại, có khi cá quả, cá trê có con nặng 7 - 8 lạng.
“Nhưng thích nhất là hôm nào cất được nhiều lươn, trạch hoặc cua vì 3 loại này được giá nhất. Có thời điểm chỉ khoảng 10 lưới cũng thu được được cả 5 - 6 cân lươn, trạch, bán giá 'bốc ngang' khoảng 120.000 đồng cân thì kiếm được 500.000 - 600.000 đồng, chưa tính đến các loại khác", anh Hiếu hào hứng nói.
Giải thích thêm về lưới bát quái, anh Hiếu cho hay, đây không phải là loại lưới thông thường mà là dạng lưới lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như giỏ hoặc lờ để các loài thủy sinh chui vào và không có đường ra. Vừa không phải thả mồi, lại an toàn rất nhiều với đi kích điện. Đầu tư ban đầu cũng không đáng kể chỉ khoảng 180.000 đến hơn 200.000 đồng một lưới, với khoảng 10 lưới bát quái thả dọc các kênh, mương cũng cho thu nhập khá mỗi tháng.
“Với loại lưới này chỉ cần đêm hôm trước đặt, sáng sớm cất dỡ lưới xong lại đặt chiều cất thì ngày cũng được hai bữa chợ. Nói chung nếu so sánh với làm lúa cũng lãi hơn nhiều, vì cá luôn tươi tiền thu thật”, anh Hiếu vui vẻ nói.
Do đang trong thời gian nông nhàn, nên mấy tháng nay vợ anh Hiếu đem lươn, cua ra tận một số chợ trung tâm thành phố Hà Nội bán rất được giá, anh Hiếu đang tính đầu tư thêm vài chục tấm lưới.
“Giá bán các loại lươn, trạch, cua ngoài Hà Nội bình thường từ 130.000 đến 200.000 đồng/kg cao hơn bán ở chợ xã, huyện từ 30.000 đến 80.000 đồng mỗi cân, chịu khó đi xa nhưng một buổi chợ trên đó có thể kiếm cả triệu bạc nên cũng ham để đầu tư”, anh Hiếu giải thích.
Related news
Khi thực hiện tiêu chuẩn tự nguyện như những tiêu chuẩn ShAD xây dựng thì “chi phí để tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi tôm là bao nhiêu?” Đây là câu hỏi đặc biệt quan trọng với người nuôi tôm quy mô nhỏ, những người đang phải đối mặt với những khó khăn làm hạn chế lợi nhuận của họ.
Nông dân xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch ớt cao sản. Năm nay cây ớt trúng mùa, trúng giá nên ai cũng phấn khởi.
Vụ đông xuân năm 2012, xã Phú Cường (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) xây dựng mô hình cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.800ha. Trong đó, gần 850ha được doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, DN đã không thu mua lúa cho nông dân.
Hiện nay vụ lúa ĐX 2011-2012 ở các tỉnh phía Nam gặp thời tiết khá thuận lợi, có mưa nhỏ vài nơi với lượng mưa không đáng kể, sáng sớm có sương mù nhẹ, ẩm độ thấp nên hầu hết các loại dịch bệnh không phát triển như các năm trước.
Giá lúa ĐBSCL hiện nay chỉ còn 4.600- 4.900 đ/kg, thấp hơn 600 đ/kg so với trước Tết Nguyên đán khiến người trồng lúa lo lắng. Trong tình hình giá gạo thế giới thấp, gạo cấp thấp của VN giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì việc giảm giá thành để giữ được lợi nhuận cho người trồng lúa là cần kíp.