Lồng Bè Nuôi Tôm Sẽ Ra Khỏi Vũng Rô

Người nuôi tôm hùm tại vịnh Vũng Rô đang đứng ngồi không yên khi thời hạn di dời lồng bè nuôi tôm tại đây đã hết, trong khi đó, họ chưa biết sẽ đi đâu, về đâu.
Rời vùng nuôi trù phú
Vũng Rô, một vịnh đẹp nằm dưới chân núi Đá Bia, thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Vịnh Vũng Rô là nơi kín gió, nước biển trong, dòng chảy vừa phải, là nơi lý tưởng để tôm hùm phát triển tốt và ít mắc bệnh. Bởi vậy, từ ngày chỉ có một vài lồng nuôi, nay vịnh Vũng Rô đã có gần 9.000 lồng nuôi/366 bè. Tháng 6-2012, UBND tỉnh Phú Yên thông báo vịnh Vũng Rô đã được quy hoạch xây dựng cảng biển tổng hợp chuyên cho sản phẩm dầu, container và yêu cầu các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong vịnh phải dừng việc đầu tư mới và tự tháo dỡ di dời lồng bè, trả lại mặt nước trước tháng 10-2013.
Tôm hùm là loại hải sản có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, việc nuôi tôm đòi hỏi điều kiện khắt khe. Để có một vị trí nuôi tôm thích hợp, những người nuôi phải mất một quá trình tìm chỗ khá gian nan. Vịnh Vũng Rô là nơi dừng chân của hàng trăm hộ dân nuôi tôm của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sau nhiều năm tìm kiếm. Ông Bùi Văn Bảy, một người có thâm niên nuôi tôm tại Vũng Rô, nói: “Lệnh thì phải chấp hành. Nhưng khổ là đã 20 năm, người dân gắn bó với nghề nuôi tôm, nay chưa biết xoay xở ra sao. Nuôi tôm có năm được năm mất, nhưng mỗi lần làm là đổ hết gia sản vào bè nuôi. Vì thế, việc di dời phải có lộ trình, để chọn được vị trí di dời đến cho phù hợp với con tôm”.
Tìm nơi dừng chân
Theo các hộ nuôi tôm, nếu buộc phải di dời ngay thì họ chỉ còn cách đưa lồng bè ra các khu vực bãi ngang. Nhưng ở đây, sóng gió quanh năm, đặc biệt vào mùa đông, những cơn sóng cao quá đầu chồm lên thì không có lồng bè nào chịu nổi. Trước tình cảnh đi ở không xong của hơn 400 hộ với gần 700 lao động bằng nghề nuôi tôm hùm tại Vũng Rô, chính quyền huyện Đông Hòa đã có văn bản kiến nghị tỉnh Phú Yên chỉ đạo thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận lồng bè từ Vũng Rô về. Tuy nhiên, đề nghị này chưa được các địa phương đồng ý. Tương tự, khoảng 50 hộ dân huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đang nuôi tôm hùm tại Vũng Rô cũng chưa biết đi về đâu. Từ khi có thông tin phải di dời bè nuôi khỏi Vũng Rô, nhiều hộ dân Khánh Hòa đã lén di dời lồng bè về khu vực nuôi tôm Đầm Môn (vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh). Nhưng khi về đây họ cũng gặp phải sự ngăn cản của địa phương vì khu vực nuôi ở đây đã quá tải.
Tình cảnh của những người nuôi tôm hùm tại Vũng Rô đang hết sức nan giải và đang rất cần những giải pháp từ chính quyền. Chia sẻ những khó khăn với người nuôi tôm, đầu tháng 11, một lần nữa UBND huyện Đông Hòa lại có tờ trình đề xuất giải pháp. Theo đó, huyện Đông Hòa xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía Đông vịnh Vũng Rô để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và một doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô. Tuy nhiên, đề nghị này chưa có hồi âm. Trong khi đó, theo ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh kiên quyết di dời các lồng bè tại Vũng Rô, vì đã có quy hoạch từ lâu. Dân địa phương nào thì dời lồng bè về lại địa phương đó.
Related news

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).

Tuy nhiên, phải đến khi Trung tâm tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”, công trình này mới mở ra những hy vọng cho nghề nuôi loài ốc nhảy phát triển bền vững.

Vụ này, Ngã Năm (Sóc Trăng) gieo cấy hơn 3.000 ha lúa ST, chiếm 16,4% tổng diện tích lúa toàn huyện. Trong đó, có gần 1. 800 ha lúa thơm ST 20 và 1.200 ha ST 5. Đối với trà lúa ST 20 cấy sớm, bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, nên có hơn 93 ha của 99 hộ lúa trổ bị lép hạt. Mức thiệt hại từ 30% đến 70%, gần 62 ha và 31 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên

Đó là diễn đàn được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông –Lâm –Ngư Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/7, với sự tham dự của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các tỉnh ven biển miền Trung và một số hộ nuôi tôm trên cát.