1.776 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 31/10/2013 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 7.325,97 ha, trong đó cá tra: 1.776,71 ha; tôm càng xanh: 1.133 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 358.965,77 tấn, trong đó cá tra: 310.516 tấn; tôm càng xanh: 529,11 tấn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.645 cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản, tăng 4 cơ sở so với tháng trước trong đó: 134 cơ sở sản xuất (90 cơ sở cá tra, 19 cơ sở tôm, 25 cơ sở cá khác), 23 cơ sở kinh doanh (01 cơ sở tôm, 22 cơ sở cá khác) và 1.488 cơ sở ương (1.431 cơ sở cá tra, 57 cơ sở cá khác), với sản lượng lũy kế tới thời điểm hiện tại là 19,56 tỷ cá bột; 1,38 tỷ tôm, cá giống. Trong đó: 19,45 tỷ cá tra bột; 1,1 tỷ con cá tra giống (đạt 54,89% so với chỉ tiêu kế hoạch) và 129,56 triệu post tôm càng xanh (đạt 86,37% so với chỉ tiêu kế koạch). Tăng 1.158,8 triệu cá bột và 113,37 triệu tôm, cá giống so với tháng trước.
Trong tháng các cán bộ của Sở NNPTNT đã hướng dẫn điều trị bệnh thủy sản cho 49 hộ nuôi, với số lượng tổng đàn là 371.855.000 con. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã hướng dẫn điều trị bệnh thủy sản cho 431 hộ với số lượng tổng đàn là 822.361.000 con, diện tích bị bệnh trong tháng là 124,3 ha và 3.144 m3 bè tăng 12,8 ha và giảm 1.067 m3 bè so với tháng trước.
Bệnh tập trung chủ yếu trên cá tra thương phẩm, cá tra hương; giống, cá sặc rằn, điêu hồng, trê vàng, lươn, ếch… các bệnh thường gặp như: ký sinh trùng; xuất huyết; phù đầu; gan thận mủ; nấm thủy mi; thối mang; lở loét; đen mang, ngành đã cử cán bộ kỹ thuật xuống vùng nuôi hướng dẫn người dân xử lý kịp thời, giảm thiệt hại cho người nuôi thủy sản.
Sản lượng khai thác trong tháng 10/2013 là 3.175 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác là 11.667 tấn. Đến cuối tháng, sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên đạt 83,33% kế hoạch năm 2013. Sản lượng khai thác trong tháng tăng so với tháng trước do hiện nay là mùa khai thác các loài cá ngoài tự nhiên nhiều.
Related news

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.