Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.
Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Cam Ranh thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy – là đơn vị được giao đóng 6/30 chiếc tầu cá vỏ thép thí điểm, hiện công ty đang khẩn trương hoàn thành chiếc tàu cá vỏ thép thứ hai, dự kiến bàn giao cho ngư dân Quảng Ngãi vào tháng 6/2014.
Hiện đại hóa đội tàu xa bờ vừa là khâu đột phá quan trọng để phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. Trên thế giới, xu hướng hiện đại hóa tàu cá bằng việc thay tàu gỗ bằng tàu bọc thép, sắt hay các vật liệu khác đã trở thành xu hướng phổ biến mang tính tất yếu và đã cho thấy hiệu quả lớn trong khai thác xa bờ.
Do đó một nền công nghiệp khai thác hiện đại phải gắn với một phương thức cũng như phương tiện khai thác hiện đại. Khác với tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép được đóng theo quy trình khép kín, có đầy đủ tất cả trang thiết bị hàng hải. Đây chính là cơ sở làm thay đổi bộ mặt ngành khai thác hải sản tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Bồng, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh cho rằng Tàu vỏ thép rất hiện đại, trên tàu có 6 hầm chứa cá với tải trọng lớn, ngoài ra tàu cũng được trang bị các tính năng hiện đại có thể đi biển dài ngày.
Nhận thức được điều này, nhiều ngư dân đã hưởng ứng đề án thí điểm thay tàu gỗ bằng tàu sắt để nghề đánh cá của Việt Nam tiến theo kịp các nước trong khu vực. Anh Mai Thành Văn, ngư dân Quảng Ngãi vốn có một chiếc tầu vỏ gỗ, nay được chuyển sang sử dụng tàu vỏ thép- là chiếc thí điểm đầu tiên vừa được bàn giao đầu tháng tư vừa qua rất phấn khởi và cho biết sẽ ra khơi bám biển dài ngày, vừa có thể nâng cao sản lượng đánh bắt, đồng thời có thể bám biển dài ngày,góp phần khẳng định quyền chủ quyền biển đảo đất nước.
Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh, số lượng tàu gỗ chuyển sang tàu vỏ thép trên cả nước dự kiến trên 24.500 tàu. Tại tỉnh Khánh Hòa hiện có 5.000 phương tiện đánh cá, trong đó trên 400 chiếc chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Các tầu hầu hết đều bằng gỗ, nên chưa có trang thiết bị hiện đại và an toàn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác,chất lượng sản phẩm bảo quản sau thu hoach.
Với việc Nhà nước khuyến khích ngư dân đóng tàu bằng nguyên liệu khác như sắt, thép là chủ trương đúng đắn. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mà còn liên quan đến môi trường khi áp lực từ nguồn gỗ tự nhiên phục vụ đóng tàu sẽ được giảm bớt. Do đó, việc đóng mới tàu thuyền bằng vật liệu sắt, thép cần được hưởng ứng và triển khai.
Related news

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, nhờ tình hình thời tiết thuận lợi, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ nên nhiều tàu thuyền đã vươn khơi bám biển. Qua đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 52.000 tấn, bằng 61% kế hoạch năm 2013.

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang thí điểm ương cá tra giống theo hướng an toàn sinh học, nhằm cải thiện chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu nuôi cá tra xuất khẩu. Toàn huyện có 350 ha ương cá giống, trong đó diện tích ương cá tra giống chiếm khoảng 30%, chủ yếu ở xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc và Tân Hội.

Trong 2 tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn Bình Định liên tục giảm mạnh làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng nuôi vì không còn vốn để tái đàn...

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua. Hiện nay, giống gà này đã được nuôi rộng rãi ở các các tỉnh phía Bắc và gần đây là khu vực tỉnh Đồng Nai. Tại Tây Ninh cũng đã xuất hiện một số hộ dân đầu tư và nuôi thử nghiệm giống gà mới này. Tuy bước đầu nuôi thử nghiệm nhưng thực tế đã cho thấy được hiệu quả kinh tế mà giống gà này mang lại.

Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, những năm gần đây, nông dân TP Cà Mau không ngừng tăng gia sản xuất với nhiều mô hình cho thu nhập khá, trong đó mô hình trồng rau má thương phẩm đang trở thành mô hình kinh tế bền vững, giúp nông dân từ nghèo đói vươn lên khấm khá.