Khánh thành HTX thanh long Long Trì

HTX thanh long Long Trì ra đời sẽ giúp nông dân liên kết, tăng diện tích và bao tiêu sản phẩm
Lễ khánh thành nhà điều hành, xưởng đóng gói và cửa hàng vật tư nông nghiệp HTX thanh long Long Trì vừa diễn ra long trọng tại xã Long Trì, Châu Thành, Long An.
Đây là mô hình đầu tiên vận động các thành viên tự nguyện thành lập HTX thanh long trên địa bàn tỉnh Long An.
Ông Lê Minh Chánh, Giám đốc HTX thanh long Long Trì cho biết:
Các thành viên HTX đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà điều hành và các công trình với số vốn hơn 2 tỷ đồng.
Khi đi vào hoạt động HTX là nơi sản xuất và kinh doanh thanh long trong và ngoài nước; sản xuất và chế biến các sản phẩm từ thanh long; dịch vụ vận chuyển, sơ chế, bảo quản, đóng gói và cung ứng vật tư nông nghiệp, trang thiết bị máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất thanh long.
HTX có trang bị thêm hệ thống rửa trái thanh long tự động và máy test dư lượng thuốc BVTV để đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm bán ra thị trường, và sớm đạt được chứng nhận, từ đó có cơ hội vươn ra những thị trường nước ngoài hấp dẫn như Mỹ, EU, Australia...
Sắp tới HTX sẽ đẩy mạnh thực hành quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích của thành viên là 30 ha thanh long với năng suất bình quân 1.500 tấn/năm.
Sau đó HTX sẽ liên kết để tăng diện tích lên khoảng 100 ha, sản lượng 5.000 tấn/năm và HTX bao tiêu luôn sản phẩm.
Tại lễ khánh thành, TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết: Nước ta đã hội nhập sâu rộng, tạo cơ hội cho xuất khẩu nông sản, trong đó có thanh long.
Tuy nhiên, để chinh phục được những trị trường khó tính như EU, Mỹ, Australia... thì rất cần phải áp dụng quy trình sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP.
Tuy nhiên, do giá cả thanh long tại địa phương không ổn định bởi quy mô sản xuất của các hộ vẫn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết trong sản xuất nên còn tình trạng tư thương ép giá, chưa chinh phục được những thị trường khó tính. Khi HTX ra đời là bước tạo đà cho sự phát triển thanh long bền vững trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung, vì vậy đây là mô hình rất đáng được khích lệ nhân rộng.
Related news

Huyện Chư Pah-tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1.000 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 37.430 ha. Sau 5 năm, nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã có nhiều thay đổi, đời sống nông dân có nhiều khởi sắc, một phần nhờ vào việc chuyển đổi đúng hướng cơ cấu cây trồng trên địa bàn.

Một thời gian ngắn nữa chính sách mới về tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực thi hành. Đây là tín hiệu mừng cho doanh nghiệp và nông dân, góp phần vào việc khơi thông nguồn vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực này…

Nhằm trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và mở các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế của hội viên.

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.