Trồng dưa hấu lấy nụ thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha

Thực hiện mô hình trồng dưa lấy nụ bò trên giàn, rút ngắn thời gian canh tác và mang lại hiệu quả tối ưu, sau khi trồng, chăm sóc hơn 1 tháng, nông dân trồng dưa lấy nụ sẽ bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên và kéo dài thời gian thu hoạch hơn 1 tháng.
Anh Phạm Văn Nghiệp (43 tuổi, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự) cho biết: “Trồng dưa lấy nụ chi phí đầu tư thấp, thực hiện khá dễ vì phù hợp với mọi loại đất, đặc biệt là đất bãi bồi sẽ cho năng suất cao”.
Bình quân 1 ngày nông dân trồng dưa nụ thu hoạch từ 200 - 250 kg/công, tổng năng suất thu hoạch cả vụ là 3 - 4 tấn nụ/công. Chị Hồ Thị Kim Định (38 tuổi, ngụ xã Long Khánh B) trồng hơn 3 công dưa nụ đã thu hoạch dứt điểm và tiếp tục xuống giống lại.
Chị chia sẻ: “Trồng dưa lấy nụ cho lợi nhuận cao hơn so với dưa leo, bầu, bí, hành lá... Thương lái thu mua cũng dễ dàng, vụ này cũng kiếm được hơn 15 triệu đồng”.
Sau khi tiến hành bẻ nụ dưa được thương lái địa phương thu mua với giá 5.000 - 6.000 đ/kg, sau khi trừ các khoản chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc nông dân thu lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha tùy theo thời điểm bán nụ dưa và năng suất.
Ông Phạm Văn Hùng (ấp Long Thái, xã Long Khánh B) với 5 năm kinh nghiệm trồng dưa lấy nụ cho biết: “Trồng nụ dưa chủ yếu là phòng trừ các bệnh sương mai, đốm lá và thời thiết, nếu thuận lợi sẽ giúp nông dân có thu nhập khá”.
Trồng dưa hấu lấy nụ là hướng đi mới giúp nông dân huyện Hồng Ngự thực hiện tốt chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và nâng cao thu nhập cho nông dân trồng rau màu nói chung.
Related news

Để nâng cao chất lượng hạt gạo và giúp nông dân dễ tiêu thụ, vụ đông xuân này, ngành Nông nghiệp tỉnh vận động nông dân tập trung sản xuất giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 88% diện tích.

Từ năm 2016 trở về sau, người nông dân, doanh nghiệp muốn tiếp tục nuôi cá tra phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các tiêu chuẩn khác như ASC, GlobalGap.

Thông tin này làm cho nhiều hộ nông dân trong xã Lơ Ku hoang mang, lo lắng và họ đã báo chính quyền địa phương để xác minh. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Đảng ủy xã Lơ Ku đã chỉ đạo cho chính quyền, mặt trận, các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân và tiến hành điều tra làm rõ.

Những năm qua, tận dụng địa hình và nguồn nước tại các khe suối, nông dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đã chủ động đào ao tích trữ nước. Nhờ đó, mặc dù đang trong giai đoạn mùa khô nhưng các loại cây trồng trên địa bàn đều bảo đảm nguồn nước tưới.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 254 triệu USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.