Tuyên chiến với chất cấm trong chăn nuôi
Vừa qua, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã tổ chức hội nghị “Triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Bắc”.
Thời gian tới, Sở NNPTNT sẽ chỉ đạo thanh kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi, chợ đầu mối...
Kiểm soát chặt các đại lý thức ăn chăn nuôi
Tại Hà Nội, với lượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm lớn, được xem là một trong những "điểm nóng" về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với nhiều lần cảnh báo của các cơ quan chức năng.
Ông Vũ Minh Đức – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã tiến hành lấy được hơn 400/500 mẫu theo kế hoạch năm 2015.
Qua kiểm tra nhanh (test) bằng kit có 21/404 mẫu dương tính với chất cấm, tuy nhiên khi tiếp tục phân tích trong phòng thí nghiệm lại đều có kết quả âm tính.
Ông Đức cũng đặt nghi vấn, địa chỉ bán chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là các đại lý bán thức ăn chăn nuôi (TĂCN), thuốc thú y.
Hộ chị Nguyễn Thị Duyên (xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã tham gia mô hình liên kết chăn nuôi an toàn.
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: “Hà Nội đứng đầu cả nước về chăn nuôi với đàn trâu bò 166.000 con, đàn lợn 1,4 triệu con, đàn gia cầm hơn 20 triệu con.
Chăn nuôi của Hà Nội hiện đã phát triển ổn định với hơn 3.000 trang trại, trong đó kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đạt 44%.
“Những người sử dụng chất cấm cũng rất tinh vi nên Sở NNPTNT tiếp tục chỉ đạo thanh- kiểm tra, sẵn sàng phối hợp các ban, ngành để kiểm soát”.
Từ góc độ cơ sở, ông Nguyễn Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở, huyện Hoài Đức cũng cho rằng: “Thực tế nhiều người chăn nuôi không biết chất cấm là chất gì, vì họ thường mua thức ăn tổng hợp ở các đại lý.
Vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, nếu phát hiện vi phạm phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Khi đó, người chăn nuôi chắc chắn sẽ tẩy chay đại lý vi phạm”.
Theo ông Kiều Minh Lực – đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, đơn vị có nhiều trang trại chăn nuôi gia công lợn trên địa bàn Hà Nội, nguyên nhân chính là do con người chưa hiểu biết được chất cấm, hoặc do người tiếp thị chất cấm chỉ tuyên truyền một mặt tác dụng, giấu đi mặt trái của chất cấm.
Mặc khác, cũng có thể một bộ phận người chăn nuôi cố tình sử dụng chất cấm vì vấn đề lợi nhuận.
Nói không với chất cấm
"Trong đợt cao điểm này cần phát động phong trào tẩy chay “nói không với chất cấm” trong các đoàn thể quần chúng.
Khuyến khích việc ký cam kết không buôn bán, sử dụng chất cấm của các đối tượng trong chuỗi sản xuất, cung ứng TĂCN, sản phẩm chăn nuôi”. Ông Hoàng Thanh Vân
Tham gia hội nghị có thành phần của Sở NNPTNT 8 tỉnh phía Bắc lân cận TP.Hà Nội.
Ông Chu Đình Khu – Trưởng phòng TĂCN (Cục Chăn nuôi) cho biết, năm 2013, trong chương trình thanh tra diện rộng chất cấm trong chăn nuôi, Sở NNPTNT Nam Định đã phát hiện 2 mẫu TĂCN của 2 đơn vị tại Thanh Hóa và Bắc Ninh dương tính với chất cấm.
Đến năm 2014, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo tăng cường kiểm soát chất cấm trong TĂCN tại 6 tỉnh trọng điểm Đồng Nai, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vĩnh Long, TP.Hồ Chí Minh.
Kết quả cho thấy, đối với mẫu TĂCN có 13/250 mẫu dương tính với chất Salburtamol, tương đương 5,2%.
Riêng tại các cơ sở sản xuất TĂCN, các địa phương đã lấy mẫu thức ăn tại các nhà máy và phát hiện 1/19 mẫu TĂCN dương tính với chất Salburtamol, chiếm 5,3%.
Đối với các cơ sở giết mổ, kết quả kiểm tra cũng cho thấy có 106/587 mẫu nước tiểu dương tính với Salburtamol, chiếm 18,1%, tập trung tại Đăk Nông, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh.
Trong đó, nồng độ chất Salburtamon trong các mẫu nước tiểu là rất cao.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, chất cấm là vấn đề nóng và ngày càng trở nên trầm trọng của ngành chăn nuôi.
“Chăn nuôi của Việt Nam hiện còn nhỏ lẻ với hàng triệu hộ tham gia nên rất khó kiểm soát.
Nếu như năm 2013 quản lý tốt, đến cuối 2014, đặc biệt là cuối năm 2015 việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi lại bùng phát trở lại, nhất là việc sử dụng chất Salburtamol trong chăn nuôi lợn và gần đây nhất là vàng ô trong chăn nuôi gia cầm, nên Bộ NNPTNT đã chính thức phát động đợt cao điểm về an toàn thực phẩm” - ông Dương nói.
Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu.
Các cấp chính quyền phải coi vấn đề chất cấm trong chăn nuôi nghiêm trọng như ma túy để vừa tăng cường kiểm tra, kiểm soát vừa đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến thường xuyên cho người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm được tác hại.
Theo kế hoạch đợt cao điểm thanh-kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi của Bộ NNPTNT, được triển khai trên phạm vi toàn quốc, trong đó địa bàn trọng điểm là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
Đối tượng kiểm tra là các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh TĂCN; các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, gà; các cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.
Thời gian từ ngày 1.11.2015 – 28.2.2016.
Related news
Các nước có xuất khẩu tôm trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan hay các nước Nam Mỹ vốn có thế mạnh về tôm thẻ chân trắng, còn Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể nuôi một lúc tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú và có thể chuyển đổi cho nhau khi nhu cầu thị trường cần.
Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh chương trình sản xuất tôm giống sạch giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu hướng tới cung cấp nguồn tôm giống sạch cho người nuôi, loại trừ khả năng sử dụng nguồn giống kém chất lượng vốn đã chiếm tới 30% nguồn tôm giống thả nuôi hiện nay.
Đó sẽ là những sản phẩm "made in Vietnam" được tạo bởi nhóm học sinh trường THPT An Lạc Thôn (thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).
Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.
Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.