Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa

Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa
Publish date: Friday. July 31st, 2015

Đảm bảo quy trình trồng

Theo kỹ sư Nguyễn Hữu Dùng- Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ- chủ nhiệm đề tài, nấm bào ngư và linh chi trồng không tốn nhiều đất nhưng quan trọng là phải đảm bảo quy trình trồng hợp lý, khoa học. Khâu khó nhất là chọn và xử lý nguyên liệu.

Nguyên liệu chính để tạo phôi của 2 loại nấm này có thể sử dụng mạt cưa cao su hoặc mạt gỗ tạp đem ủ đống 2 - 3 ngày bằng nước vôi 1%, trộn đều bổ sung dinh dưỡng, sau đó cho vào túi PE đem khử trùng nguyên liệu. Phương pháp hấp phổ biến hiện nay là bằng nhiệt 100 - 120oC trong 12 giờ, 1 - 2 ngày sau mới cấy giống.

Về nhà trồng, để giảm chi phí, hiện phần lớn nông dân nông thôn thường tận dụng “cây nhà lá vườn” như: nhà cũ, tre, đước, tràm hoặc dây treo phôi nấm. Tuy nhiên, theo kỹ sư Nguyễn Hữu Dùng, để tránh gió và côn trùng xâm nhập làm hư hại nấm, nhà trại trồng nấm phải sạch, không dột mưa hay nắng chiếu.

“Tốt nhất trong nhà trại không để chung đồ sinh hoạt gia đình. Trại lợp lá, nền đất mục đích giữ ẩm và nhiệt độ, chiều cao từ nóc xuống nền đất là 4,2m. Có thể sử dụng trại có lợp ngói xi măng hay tôn lạnh nhưng cần giữ độ ẩm”- kỹ sư Nguyễn Hữu Dùng lưu ý.

Tưới nước là thu hoạch nấm

Phôi nấm sau khi được đưa lên giàn trồng không tưới nước trực tiếp vào cổ bịch nấm, vì dễ bị hỏng. 15 - 20 ngày sau, bịch nấm sẽ trắng hoàn toàn, tiến hành tháo nút bông và để tự nhiên từ 2 - 3 ngày không tưới nước, đậy nắp để tiếp từ 5 - 7 ngày.

Sau khi thực hiện sốc lạnh, phôi nấm được tháo nắp tưới nước nhẹ, trung bình 3 - 7 lần/ngày, tùy thời tiết. Sau 1 tuần kể từ lúc lên giàn, nấm sẽ ra đồng loạt theo từng đợt, mỗi đợt cách nhau từ 7 - 10 ngày.

Riêng nấm linh chi, từ ngày cấy giống đến khi mở miệng tháo nút bông phôi nấm khoảng 30 - 35 ngày.

Từ 7 - 10 ngày đầu chủ yếu tưới nước lên nền nhà. Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ túi có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm từ 1 - 3 lần/ngày và duy trì liên tục cho đến viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái nấm được (khoảng 60 ngày kể từ ngày mở miệng phôi nấm).

Anh Nguyễn Văn Hồng (ấp An Hòa, xã Trung Thành Tây - Vũng Liêm - Vĩnh Long), trồng thử nghiệm 1.000 phôi nấm bào ngư vừa thu hoạch đợt đầu cho biết, do nhu cầu sử dụng nấm bào ngư của người dân tăng cao nên đầu ra của sản phẩm này khá rộng rãi, trung bình mỗi ký nấm hiện có giá 50.000 - 60.000đ.

“Ưu điểm của nấm này là không sử dụng phân, thuốc nên rất nhẹ công, chủ yếu tưới nước, giữ độ ẩm ra nấm là có thể thu hoạch. Tùy theo giống nấm, có thể thu hoạch khoảng 6 đến 12 đợt, mỗi đợt cách nhau chừng 15 đến 20 ngày trong khoảng 2 đến 8 tháng”- anh Hồng cho biết.

Anh Phan Văn Tính ngụ cùng ấp cũng tận dụng tre nhà làm nhà, kệ nên chi phí khoảng 5 triệu trồng khoảng 1.000 phôi nấm.

“Trồng nấm này còn dễ hơn trồng rau, bởi tưới nước là thu hoạch. Chỉ cần mua những bịch meo nấm đã được các trại nấm chuẩn bị sẵn về chăm sóc. Nếu những bịch meo này đã được ủ trước, chỉ 2 tuần sau khi mua về đã cho ra nấm để thu hoạch. Còn loại không ủ trước, mua về phải chăm sóc đến hơn 1 tháng sau mới cho ra nấm”- anh Tính nói.

Đến nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã chuyển giao thực hiện hơn 30 mô hình, với khoảng 30.000 - 40.000 túi phôi cho nông dân tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít và Trà Ôn trồng thử nghiệm, bước đầu cho hiệu quả khá tốt.

Theo kỹ sư Nguyễn Hữu Dùng, không chỉ vùng thôn mà hiện nhiều dân thành thị cũng có nhu cầu trồng thử nghiệm 2 loại nấm này. Vì là mô hình khá mới nên ngoài việc cung ứng giống, trung tâm sẵn sàng hướng dẫn tất cả các khâu kỹ thuật trong suốt quá trình trồng nếu nông dân có nhu cầu.

Do khâu xử lý nguyên liệu đòi hỏi nhiều kỹ thuật và máy móc nên phần lớn nông dân thường đến trung tâm ứng dụng mua phôi giống làm sẵn về trồng. Trung bình nấm bào ngư hiện có giá 5.500đ, nấm linh chi 6.500 đ/phôi.


Related news

Nhức Nhối Chuyện Bán Điều Non Ở Bình Phước Nhức Nhối Chuyện Bán Điều Non Ở Bình Phước

Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.

Tuesday. May 14th, 2013
Triển Vọng Từ Hướng Trồng Rau Trong Nhà Lưới Triển Vọng Từ Hướng Trồng Rau Trong Nhà Lưới

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

Monday. July 29th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Thương Phẩm Tại Huyện Ninh Sơn Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Thương Phẩm Tại Huyện Ninh Sơn

Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

Monday. July 29th, 2013
Ninh Sơn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tổng Đàn Ninh Sơn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tổng Đàn

Để đạt được tốc độ tăng trưởng 11% trong năm 2013, bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, huyện Ninh Sơn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Monday. July 29th, 2013
Phát Triển Đàn Bò Thịt Ở Phước Tuy (Bến Tre) Phát Triển Đàn Bò Thịt Ở Phước Tuy (Bến Tre)

Tổng đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) hiện có khoảng 71 ngàn con, trong đó xã Phước Tuy có trên 3.600 con. Ông Nguyễn Văn Lư - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phước Tuy, chia sẻ: “Những năm gần đây, nghề nuôi bò thịt phát triển mạnh, xã có hơn một ngàn hộ nông nghiệp thì hầu như nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con bò, có nhà nuôi năm, bảy con đến cả chục con”. Nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt vỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và nhân rộng số hộ khá, giàu tại xã.

Tuesday. May 21st, 2013