Cây đậu tương trên đất Hồng Minh (Thái Bình)
Trên khắp cánh đồng bãi của Hồng Minh, người dân đang tập trung thu hoạch cây đậu tương, dù mồ hôi ướt áo nhưng nét mặt ai cũng phấn khởi, bởi thêm một năm nữa bà con được mùa đậu tương. Ông Nguyễn Như Hùng, thôn Minh Thành cho biết: Gia đình ông trồng hơn 3 sào đậu tương, bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 10/7.
Trung bình thu được từ 60 - 70kg/sào, đến nay đã thu được gần 2 tạ quả đậu tương. Trồng đậu tương chi phí thấp, nếu đất xấu chỉ cần bón từ 1 - 1,5kg đạm/sào là cây phát triển tốt. Đến cuối vụ thu được từ 2 - 2,4 tạ đậu tương, với giá bán trung bình 12.000 đồng/kg, một vụ gia đình ông thu về từ 2 – 2,5 triệu đồng.
Ông Vũ Đức Nho, thôn Tịnh Thủy trồng 2,5 sào đậu tương, thu hoạch được hơn 60kg/sào, bán được gần 2 triệu đồng/vụ. Ngoài ông Hùng, ông Nho, rất nhiều hộ gia đình khác tại Hồng Minh trồng đậu tương thu lãi trung bình khoảng 700.000 – 750.000 đồng/sào.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Vũ, Chủ nhiệm HTX DVNN Hồng Minh cho biết: Tổng diện tích cây màu hè của Hồng Minh là 185ha, trong đó cây đậu tương là 165ha, chiếm 70% diện tích, còn lại là ngô, kê, các loại cây ăn quả và cây dược liệu. Cây đậu tương trở thành cây trồng chủ lực tại địa phương, bởi cây này dễ trồng, thích nghi tốt với vùng đất bãi ngoài đê, vốn đầu tư thấp hơn so với những giống cây khác không mất nhiều công chăm bón, ít bị sâu bệnh. Sản phẩm từ cây đậu tương được ưa chuộng trên thị trường, có đầu ra ổn định, thu hoạch xong đến đâu, tiêu thụ ngay tới đó.
Để bà con nông dân yên tâm sản xuất, HTX thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con duy trì trồng loại cây này. Đồng thời, mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ thuật về cây đậu tương, cách chăm bón, cách bảo quản sau thu hoạch để người dân nắm bắt, áp dụng cho sản xuất của gia đình. Hướng dẫn người dân thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh hại trên cây để có những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Hiện nay, toàn bộ diện tích trồng đậu tương trong xã đã được bà con nông dân thu hoạch xong, năng suất trung bình đạt 20tạ/ha. Sau khi thu hoạch xong diện tích cây đậu tương, HTX tiếp tục chỉ đạo nông dân vệ sinh sạch đồng ruộng, dọn sạch cỏ, cày lật đất để trồng ngô.
Related news
Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.
Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thụy Bình (Thái Thụy) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bà Nguyễn Thị Hợp, một người kinh doanh gà lâu năm ở tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mặc dù ngày mai mới là Tết ông Công, ông Táo, nhưng nhiều người đã mua gà từ hôm nay. Hầu hết các khách hàng đều thuê chúng tôi giết thịt ngay tại chỗ...
Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ thì phần lớn gà được bán cho các thương lái ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Đặc biệt năm nay, người chăn nuôi gà còn nhận được một số đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng lớn như: siêu thị Big C Hà Nội, nhà hàng 555 và một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tại Hà Nội theo hình thức hợp đồng mua với số lượng lớn.
Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.