Tặng 200 tủ thuốc cho ngư dân Bình Định

Sáng 19/6, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn dẫn đầu đã trao 200 tủ thuốc cho ngư dân tàu đánh bắt cá xa bờ thuộc 5 huyện, thành phố ven biển của tỉnh.
Mỗi tủ thuốc có đầy đủ các loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế nhằm giúp ngư dân có thể tự chăm sóc sức khỏe trong trường hợp không tiếp cận được với các cơ sở y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, đây là một trong những hoạt động thiết thực của Bộ Y tế trong phong trào “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển”, giúp ngư dân yên tâm bám biển, phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Để sử dụng có hiệu quả các tủ thuốc mà Bộ Y tế trao tặng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng đề nghị UBND các huyện, thành phố ven biển tích cực quan tâm, chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định an toàn là khi tàu xuất bến phải có trang bị tủ thuốc theo đúng quy định, đồng thời, tiếp tục trang bị tủ thuốc cho các tàu cá còn lại.
Ngoài ra, ngành y tế tỉnh chuẩn bị bổ sung vật tư, trang thiết bị và nhân lực, đảm bảo 100% trung tâm y tế các huyện, thành phố ven biển có bác sỹ được đào tạo, bổ túc về y học biển cũng như tập huấn trang bị kiến thức cho 100% lao động trên các tàu biển biết cách tự bảo vệ sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến các cơ sở y tế…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng cũng cho biết, hiện tỉnh có khoảng 6.800 tàu đánh cá với hơn 43.700 lao động chuyên sống trên tàu, trong đó có 3.069 tàu cá đánh bắt xa bờ với gần 21.500 lao động.
Related news

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.