Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Trồng Sinh Thái: Lợi Lớn, Ít Rủi Ro

Nuôi Trồng Sinh Thái: Lợi Lớn, Ít Rủi Ro
Publish date: Monday. March 11th, 2013

Với mô hình nuôi sinh thái xen ghép các loại cá, tôm, cua, ông Võ Diên (thôn Tân An, thị trấn Thuận An, TP. Huế) đã có được nguồn thu nhập hấp dẫn.

Ông Võ Diên là Chủ tịch Hội Nghề cá Hạt Châu (Thuận An). Năm 2000, sau những lần thất bại với con tôm trên vùng đầm phá, ông chuyển sang thử nghiệm nuôi xen ghép các loại cá, tôm và cua. Ông nói: “Mô hình này không những dễ thực hiện mà còn cho hiệu quả ổn định và ít rủi ro”.

Với 1ha diện tích mặt nước, người nuôi có thể thu tới 150 triệu đồng cho một lứa thu hoạch. Mỗi năm thu 2 thậm chí 3 lứa. Sở dĩ như vậy vì mô hình này cho phép người nuôi thả luân phiên. Theo kinh nghiệm của ông Diên, muốn nuôi thả xen ghép theo mô hình sinh thái thì diện tích ao hồ phải lớn, mỗi hồ tốt nhất trên 1.000m2, sâu khoảng 1m, chủ động nguồn nước ra vào, phải thường xuyên bơm nước để tạo sự lưu thông và sạch sẽ.

Điều đặc biệt khác với mô hình nuôi công nghiệp là ở mô hình nuôi sinh thái không sử dụng thức ăn công nghiệp. Các loại tôm, cua, cá sẽ sử dụng thức ăn như rong, tảo thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ trong hồ nuôi để lớn lên, vì diện tích lớn và nguồn nước đảm bảo nên rong tảo sẽ phát triển rất nhanh. Chính điều này giúp người nuôi tiết kiệm một lượng vốn lớn dành cho thức ăn. Với những vùng đầm phá giàu thủy sinh thì các loại tôm cá rất nhanh lớn.

Cách nuôi này còn giúp giảm thiểu các loại dịch bệnh. Nguy cơ rủi ro thấp hơn rất nhiều so với việc chuyên canh con tôm. Nguồn vốn đầu tư lại nhỏ nên nhiều hộ có thể dễ dàng áp dụng. Ông Diên cho biết từ khi chuyển qua nuôi xen ghép theo hình thức sinh thái, ông chưa bao giờ bị lỗ.

Từ thành công của ông Diên, nhiều hộ gia đình ở Thuận An đã chuyển sang nuôi xen ghép và liên tục thu lợi. Riêng ở Hội Nghề cá do ông Diên quản lý có khoảng 24 hộ nuôi theo phương thức này, với diện tích 40,9ha. Trung bình mỗi hộ thu lợi trên 10 triệu đồng/tháng, đời sống cũng nhờ đó dần dần cải thiện.

Đây là một mô hình đáng chú ý đối với những hộ nuôi thủy sản ở vùng đầm phá, cửa sông cũng như những gia đình đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Hơn nữa đây rất có thể là hướng phát triển cho tương lai khi nó vừa giúp giải quyết vấn đề nhiễm mặn ở các vùng chăn nuôi thủy sản vừa có tính thân thiện, bảo vệ môi trường.


Related news

Ưu Đãi Vay Không Lãi Cho Nông Dân, Doanh Nghiệp Làm Nông Nghiệp Ưu Đãi Vay Không Lãi Cho Nông Dân, Doanh Nghiệp Làm Nông Nghiệp

Quỹ Phát triển KH-CN, Sở KH-CN Đồng Nai dự kiến sẽ dành 10 tỷ đồng mỗi năm cho nông dân, doanh nghiệp vay không lãi suất.

Thursday. September 18th, 2014
Hải Quân Hỗ Trợ Tàu Cá Gặp Nạn Hải Quân Hỗ Trợ Tàu Cá Gặp Nạn

Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Thursday. September 18th, 2014
Mua Hết Mía Trước Khi Lũ Về Mua Hết Mía Trước Khi Lũ Về

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.

Thursday. September 18th, 2014
Đô Lương Tiêu Hủy Hơn 700 Con Gia Cầm Nhập Lậu Đô Lương Tiêu Hủy Hơn 700 Con Gia Cầm Nhập Lậu

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Thursday. September 18th, 2014
Tăng Cường Kiểm Tra Củ Quả Tươi Nhập Khẩu Tăng Cường Kiểm Tra Củ Quả Tươi Nhập Khẩu

Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.

Thursday. September 18th, 2014