Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản

Chiêm Hóa đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng mặt nước góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chiêm Hóa, toàn huyện hiện có trên 930 ha mặt nước. Nuôi thủy sản ở ao hồ đã gắn bó với bà con nhân dân trên địa bàn huyện từ nhiều năm nay, đối tượng nuôi là các loài cá truyền thống như trắm cỏ, chép, rô phi... 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng thủy sản toàn huyện đạt gần 310 tấn, gồm cá trôi 96 tấn; cá trắm, chày 71 tấn; cá chép 51,4 tấn; cá mè 37,5 tấn...
Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển thủy sản trên địa bàn, huyện đã và đang triển khai thí điểm nhiều dự án chăn nuôi thủy sản, đưa vào nhiều con giống có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào nuôi trồng như: Nuôi cá chép ruộng vụ đông, nuôi cá xen lúa vụ xuân, nuôi cá rô phi đơn tính, cá bỗng, cá chiên... Huyện tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi cá ao, cá lồng, cá ruộng theo hướng thâm canh, hiện nay huyện có 330 lồng cá nuôi các loài cá chiên, cá bỗng, cá rô phi đơn tính và các loại cá khác.
Huyện phối hợp với Chi cục Thủy sản và Trung tâm Thủy sản tỉnh thực hiện mô hình nuôi cá ruộng gắn với chế biến mắm cá ruộng tại xã Kim Bình và Tân An, mô hình nuôi cá chép ruộng tại xã Thổ Bình, mô hình nuôi cá ao thâm canh cao tại xã Tân An để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Huyện quy hoạch vùng nuôi ươm cá giống tại các xã Tân An, Minh Quang, Hòa An, Ngọc Hội… Sản lượng cá giống tại các xã này đạt hơn 1,72 triệu con. Đồng thời huyện chuyển các diện tích ruộng trồng lúa kém hiệu quả tại các xã Tân An, Hà Lang, Trung Hà, Hùng Mỹ, Xuân Quang, Minh Quang, Thổ Bình, Bình An để nuôi cá chép ruộng. UBND huyện giao các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện các dự án nuôi cá lồng; hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến ngư, cán bộ kỹ thuật thủy sản, đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản.
Đồng chí Triệu Văn Luyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Nguyên cho biết, xã có hơn 12 ha diện tích ao, hồ, qua vận động bà con phát triển nuôi trồng thủy sản, đến nay xã có 48 lồng cá chiên tập trung nhiều ở thôn Hợp Long 2. Năm 2015, từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, xã hỗ trợ cho 2 hộ gia đình mỗi hộ 15 triệu đồng để nuôi cá lồng, và hỗ trợ lãi suất cho các hộ có nhu cầu vay vốn phát triển nuôi trồng thủy sản theo Nghị quyết 12 ngày 22-7-2014 của HĐND tỉnh. Chăn nuôi cá chiên lồng tạo điều kiện cho các hộ có thu nhập bình quân từ 50 - 70 triệu đồng/lồng, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Từ năm 2011 trở lại đây, hồ thủy điện Chiêm Hóa bắt đầu tích nước với tổng diện tích mặt hồ là 446,57 ha, là một điều kiện lý tưởng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Ông Nguyễn Văn Phủ, thôn Nà Tiệng, xã Yên Lập là một trong những hộ dân tham gia dự án nuôi thí điểm cá bỗng trên hồ thủy điện Chiêm Hóa. Ngoài được hỗ trợ về con giống, một phần thức ăn... gia đình ông đã tự đầu tư đóng 3 lồng sắt nuôi cá với tổng trị giá trên 70 triệu đồng.
Hiện nay, huyện Chiêm Hóa ưu tiên nuôi trồng thủy sản theo hình thức kinh tế hộ gắn với chế biến, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm; nuôi các loài cá đặc sản; thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân kiến thức nuôi trồng thủy sản, tận dụng tối đa thế mạnh sẵn có ở địa phương, phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng bền vững và hiệu quả.
Related news

Vừa qua, tại Khu du lịch Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức diễn đàn về ngành hàng xoài. Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu long, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, các sở, ngành, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cùng với gần 200 nông dân là nhà vườn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh tham dự diễn đàn.

Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.

Trong thời chiến, xã Hỏa Tiến là vùng đất anh hùng. Còn trong thời bình, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây luôn vững vàng ý chí, cùng một niềm tin và quyết tâm trong “cuộc chiến” chống đói nghèo và công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

“Đây thực sự là thiên đường nuôi tôm trên cát” - một bậc thầy trong lĩnh vực thủy sản ở Quảng Nam đã đúc rút điều này khi tận mắt chứng kiến “cơ ngơi” của chị Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà). Bí quyết “vẽ” nên bức tranh hoàn mĩ ấy chính là tập thể những con người đang gắn bó máu thịt với từng hồ tôm, với niềm tin tuyệt đối vào tấm lòng và bản lĩnh của nữ giám đốc này.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.