Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.
Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế diện tích rừng khi chuyển sang sử dụng cho mục đích khác theo Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 24/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
Đồng thời, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chặt phá rừng trái pháp luật, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ; tăng cường năng lực, trang thiết bị cho công tác phòng chống cháy rừng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lồng ghép Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên bố trí vốn cho các nhiệm vụ theo thứ tự; chăm sóc diện tích đã trồng và khoanh nuôi tái sinh diện tích sắp thành rừng; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với các huyện thuộc chương trình 30a; tập trung ưu tiên trồng mới rừng phòng hộ ven biển.
Tiếp tục triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 27/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, khẩn trương hoàn thành công tác giải ngân để chi trả cho chủ rừng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò, giá trị của rừng; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hưởng lợi từ rung.
Related news

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Bất chấp tình hình bất ổn trên biển Đông, giao thương tuyến biên giới Việt – Trung vẫn duy trì được đà phát triển với mức tăng trưởng bình quân 4%/tháng.

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Tân Phước tập trung lên liếp được 250 ha, nâng đến nay toàn huyện có 15.500 ha khóm, đạt 98% so với kế hoạch năm, tăng 587 ha so với cùng kỳ năm 2013.

Theo VASEP, năm 2014 sẽ là một năm thắng lợi của ngành thủy sản, trong đó chủ yếu dựa vào mặt hàng tôm. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, EU đều khá khả quan. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm 2014, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành thủy sản tương đối khả quan, khi sản lượng nuôi trồng, khai thác và tiêu thụ đều tăng so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của chuyên gia, giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao, thích nghi được với nhiều môi trường, không kén chọn thức ăn và rất phàm ăn. Đặc biệt, có sức chống chịu bệnh tật rất tốt và chất lượng thịt thơm ngon hơn các giống lợn khác nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.