Giá Cà Phê Tăng, Nông Dân Tiếc Nuối

Hôm nay 3/7, giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây Nguyên tăng vọt trở lại sau một thời gian dài rớt xuống thấp.
Cụ thể, giá cà phê thu mua ở Lâm Đồng là 40.300 đồng/kg, ở Đắk Lắk là 40.600 đồng/kg, ở Gia Lai 40.700 đồng/kg, ở Đắk Nông 40.800 đồng/kg.
Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, lượng tồn kho hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp FDI, và một phần nằm trong tay những nhà đầu cơ nhỏ lẻ.
Do nguồn tài chính eo hẹp nên tồn kho của doanh nghiệp và trong nông dân còn không đáng kể. Đáng tiếc hơn dự báo sắp tới giá cà phê robusta VN sẽ còn tăng thêm.
Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu cà phê nước ta 6 tháng đầu năm đạt 1,04 triệu tấn với kim ngạch 2,12 tỉ USD, tăng 31,7% về khối lượng và tăng 24,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, giá cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 2.025 USD/tấn, giảm 5,85% so với cùng kỳ năm 2013.
Related news

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu tháng 7 đến nay, giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng. Giá gạo được doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu mua vào từ 6.850 - 7.000 đồng/kg đối với giống IR 50404 (tùy chất lượng), tăng khoảng 100-150 đồng/kg so với mức giá tuần rồi.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.