Sức nóng TPP áp sát nông dân
Sức nóng của TPP đang áp sát người nông dân.
GS.TS Võ Tòng Xuân (chuyên gia về nông nghiệp, hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ) phân tích:
- Hàng thủy sản, gạo, trái cây, thịt...của Việt Nam đều có cơ hội vào các thị trường lớn trong TPP.
Rõ nhất là gạo.
Người châu Á ở Mỹ thường ăn gạo Thái Lan.
Nhưng TPP không có Thái Lan, nên Việt Nam cần tận dụng cơ hội này.
Họ cũng sẽ được mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện đại giá rẻ thay cho máy móc Trung Quốc chất lượng còn thấp.
Ngoài ra, nông dân có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm cao cấp, giá rẻ, trong đó có cả nông sản từ Nhật, Mỹ mà trước đây họ không dám nghĩ tới.
Chẳng hạn tôm hùm Mỹ rất ngon nhưng giá chỉ bằng 1/5 tôm hùm Việt Nam.
"So với các nước trong TPP, nông sản của Việt Nam ở thế “kèo” dưới, nên tôi tin rằng nông dân đủ hiểu để nhìn thấy nguy cơ mà họ sắp đối diện.
Riêng với tôi, sức nóng của TPP là không hề dễ chịu chút nào" GS Võ Tòng Xuân
Nhưng vào sân chơi TPP, nếu nông sản làm ra không đáp ứng được tiêu chí chất lượng cao, giá rẻ và an toàn sẽ rất khó cạnh tranh được ngay trên thị trường nội địa, thưa ông?
- Tôi lo nhất là sự tự mãn của chính quyền, doanh nghiệp và cả nông dân về con số xuất khẩu nông sản.
Đồng ý là chúng ta xuất khẩu nhiều gạo, cà phê, hồ tiêu, trái thanh long và một số ít trái cây nhiệt đới khác...
nhưng không ai dám nhìn thẳng vào sự thật là chất lượng nông sản của ta chưa đạt đỉnh cao của thế giới.
Bây giờ tìm một nông sản Việt Nam có thương hiệu nổi tiếng thế giới rất hiếm, ngay cả mặt hàng gạo Việt Nam cũng không có thương hiệu nổi tiếng.
Hàng nông sản của ta phần lớn do nông dân cá thể sản xuất manh mún nên giá thành cao quá.
Giá đường của Việt Nam không cạnh tranh được vì giá thành 1kg đường của ta cao hơn Thái Lan 20 - 40%.
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam trong một thời điểm giá cao hơn hàng cùng loại của Mỹ, Nhật...
Theo ông, đâu là những rào cản mà nông dân Việt Nam sẽ gặp khi họ bước chân vào TPP?
- Rào cản lớn nhất là chất lượng và giá thành sản phẩm các loại nông sản.
Nói đến chất lượng hàng nông sản Việt Nam thì cả thế giới đều biết nó như thế nào.
Vào TPP, người ta “đấu” với nhau bằng chất lượng, giá, mẫu mã, hương vị và an toàn thực phẩm.
Muốn sản phẩm ngon, bổ, rẻ phải tuyệt đối tuân theo quy trình sản xuất Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc).
Bằng chứng lúa sản xuất theo Global GAP giá thành chỉ 1.500 - 2.000 đồng/kg, còn sản xuất theo kinh nghiệm lên đến 3.500 - 4.000 đồng/kg.
Chúng ta đủ sức sản xuất theo Global GAP vừa giảm giá thành, vừa có “giấy thông hành” đi khắp thế giới, cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm cùng loại của các nước lớn.
Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là tư tưởng thích làm ăn nhỏ lẻ, tư duy ngắn hạn, sản phẩm kém mà muốn bán giá cao của nhiều người.
Vào TPP, có lẽ chúng ta sẽ rất khó thuyết phục “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nếu hàng sản xuất trong nước “thua” cả về chất lượng lẫn giá cả.
Theo ông, giải pháp bây giờ bắt đầu từ đâu?
- Tôi đồng ý nhận định trên.
Chúng ta gia nhập sân chơi toàn cầu thì phải chấp nhận luật chơi công bằng.
Chúng ta vẫn vận động, nhưng người tiêu dùng có quyền chọn sản phẩm nào họ thích.
Nếu trái nho của Việt Nam dở, giá cao mà đặt bên cạnh nho Mỹ ngon, giá lại rẻ thì làm sao bắt người tiêu dùng hãy mua nho Việt Nam? Vấn đề là chúng ta phải làm gì để “đá” thắng, đừng để thua nữa mới quan trọng.
Vấn đề bây giờ là phải đương đầu hiểu rõ nó để tìm cách tồn tại.
Giải pháp cấp bách theo tôi phải làm ngay bây giờ là liên kết lại với nhau bằng việc tham gia hợp tác xã và cùng một suy nghĩ và hành động, đừng làm ăn riêng lẻ, cạnh khóe nhau nữa.
Các hợp tác xã này sẽ liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất.
Khi đã có sản phẩm chất lượng, giá rẻ, có thương hiệu, sản lượng lớn như vậy thì lo gì không cạnh tranh được.
Không chịu thay đổi thì họ sẽ “chết chìm” trong TPP.
Nhưng ai sẽ “đẻ” ra hợp tác xã cho nông dân tham gia?
- Chính quyền địa phương, hội nông dân và liên minh các hợp tác xã phải đứng ra làm.
Luật hợp tác xã có rồi.
Nhiều nông dân hiểu và muốn vào hợp tác xã.
Còn những người chưa hiểu thì chính quyền và các nhà khoa học phải đến với dân nói cho họ hiểu.
Thời cơ, nguy cơ cũng đang tới chân rồi thì làm thôi chứ chờ gì nữa.
Ngoài ra hiện chúng ta có hàng chục ngàn hợp tác xã, nhưng phần lớn chỉ có cái tên chứ hoạt động chẳng ra hồn gì.
Hãy củng cố cho nó mạnh thì nông dân sẽ vào.
Quốc hội, Chính phủ thường xuyên rà soát xem Luật hợp tác xã có chỗ nào chưa phù hợp thì sửa ngay để giúp hợp tác xã ngày càng mạnh.
Khi tôi làm việc ở Nhật năm 1998, tôi tìm hiểu luật hợp tác xã của họ và phát hiện ra là đến thời điểm đó họ đã sửa luật này tới 52 lần.
Mục đích cuối cùng của luật hợp tác xã các nước trên thế giới là nhằm giúp nông dân làm giàu ổn định.
Thái Lan có 43 hợp tác xã trồng xoài trên khắp đất nước.
Chẳng có hộ nông dân trồng xoài nào đứng bên ngoài hợp tác xã hết vì ở bên ngoài là chết.
Luật của mình cũng nên như vậy, nông dân thấy có lợi thì tự khắc họ xin vào.
Giải pháp cần làm nữa là Nhà nước cần có chính sách đào tạo nghề để chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Hiện nay các doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy, xí nghiệp về nông thôn rất nhiều.
Những người này có tay nghề thì làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn tay ngang, thu nhập của họ cũng sẽ tăng.
Một số nước lớn như Mỹ, Nhật...
vừa công bố các nội dung cam kết trong TPP, trong đó thị trường Việt Nam sẽ phải mở cửa cho rất nhiều nhóm hàng nông sản từ các nước trên.
Sức nóng của TPP đang áp sát người nông dân.
Ông Phạm Văn Dư (phó cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT): Muốn tồn tại, sản phẩm phải chất lượng
Thị trường của 12 nước thành viên TPP chiếm đến 40% kinh tế thế giới, là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng có vô vàn thách thức đối với nông sản Việt Nam.
Điểm yếu cố hữu của nông dân Việt Nam là thích làm ăn riêng lẻ, sản xuất theo kinh nghiệm nên sản phẩm làm ra chất lượng thấp mà giá thành cao.
Tuy nhiên thị trường TPP lại rất khác, nó sẽ không có chỗ cho những loại nông sản nhìn bề ngoài không bắt mắt, không ngon mà có dư lượng thuốc trừ sâu hay thịt có chất tạo nạc mà giá trên trời.
Để cạnh tranh được và tồn tại được thì nông dân phải làm ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, giá rẻ, sản lượng lớn, có thương hiệu.
Muốn vậy, bắt buộc nông dân phải thay đổi từ suy nghĩ đến hành động.
Họ phải tham gia hợp tác xã, phải sản xuất, chế biến, đóng gói theo tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến như VietGap, Global GAP và chỉ sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần.
Related news
Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.
Gần một tuần nay, tôm hùm ươm nuôi tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình này, sáng 11/4, Sở NN-PTNT đã cử đoàn công tác đến kiểm tra thực tế…
Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.
Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…
Mùa mưa, hồ Trị An xuất hiện nhiều cá cơm, cá lìm kìm và cá linh. Tại Bến Cá (KP.1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn có thương lái chờ sẵn để cá đánh bắt về là vận chuyển ngay về các chợ trong và ngoài tỉnh.