Kiếm Sống Nhờ Bông Súng Mùa Lũ Miền Cửu Long

Cứ mỗi buổi sáng, nhà chị Đậu ở An Giang gồm 5 người chạy ghe theo con nước lớn sang cánh đồng Campuchia lân cận để hái bông súng về bán. Miền Tây vào mùa nước nổi là thời gian dân sống dựa vào loài hoa trắng này.
Cứ vào mùa lũ người dân ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp lại sang các cánh đồng giáp biên giới Campuchia để hái bông súng đồng mang về tiêu thụ cho cả đồng bằng sông Cửu Long.
Chị Ngô Thị Đậu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, cho biết gia đình chị có 5 người mỗi buổi sáng chạy chiếc võ lãi sang đồng Campuchia để hái bông súng, chiều đưa về chợ bán mỗi ngày kiếm từ 200 đến 300 nghìn đồng.
Hàng năm vào nước lũ kéo dài 4-5 tháng, bông súng mọc và trổ bông rất đẹp, làm trắng xóa cả cánh đồng bao la. Súng là loại “thủy mộc” không ai gieo hoặc chăm sóc mà vẫn xanh tốt. Nước lũ lên tới đâu bông súng sẽ mọc nhoi lên mặt nước theo tới đó. Thông thường nước lũ miền Tây ngập trên cách đồng khoảng 4-5 m, thì cọng bông súng cũng mọc dài theo cỡ đó.
Bông súng dài quá, để dễ di chuyển người dân phải khoanh tròn lại cứ 10 sợi vào một bó.
Đưa bông súng từ ghe lên bờ để bán.
Em Huỳnh Bích Trân, ở Tân Hồng - Đồng Tháp chở bông súng trên xe đạp bán dạo các nơi. Mỗi ngày em bán trên 100 bó bông súng, giá mỗi bó 2.000-3.000 đồng.
Nếu vận chuyển bằng xe ba gác thì bông súng không phải cuộn tròn.
Related news

Xuất khẩu cả chục tấn lá chanh sang châu Âu thu về hàng triệu USD. Nhiều vùng, lá chanh vốn chỉ để làm gia vị gà luộc nay thành hàng “hot”.

Ngành thủy lợi đang phải hứng chịu sức tàn phá cả “phần cứng” lẫn “phần mềm”, nhưng khi phát hiện vi phạm, các chủ thể quản lý công trình chỉ được phép lập biên bản gửi cơ quan chức năng để xử phạt.

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương đã giúp lao động nữ lớn tuổi ở nông thôn giảm công việc nặng nhọc, giảm chi phí mua chất đốt trong sinh hoạt.

Ủy ban KH-CN và môi trường, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam và Liên minh Đất rừng vừa tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh”.

Cty CP Chăn nuôi Mitraco đóng trên địa bàn xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hiện có 2.000 con lợn nái và trên 64 nghìn con lợn thịt.