Khó tìm túi bao bì chân không cho gạo xuất khẩu

Ông Phạm Hải Bằng - giám đốc Công ty Cỏ May Pte Ltd tại Singapore - cho biết đã chạy đôn chạy đáo suốt nhiều tháng nay tìm nhà cung cấp túi nilông đóng gói hút chân không cho gạo xuất khẩu nhưng vẫn chưa có, kế hoạch xuất khẩu gạo Nosavina sang Singapore bị trễ hẹn và khách hàng phàn nàn.
Theo ông Bằng, từ đầu năm 2016 Singapore buộc tất cả gạo nhập khẩu vào thị trường này đều phải đóng gói hút chân không nhằm bảo quản được lâu, gạo không bị giảm chất lượng.
Để đáp ứng yêu cầu này, công ty đã nhập máy đóng gói hút chân không nhưng mới chỉ vận hành đóng gói thử nghiệm bao bì doanh nghiệp chào hàng.
Cũng có doanh nghiệp chuyên ngành bao bì ở TP.HCM chào hàng túi nilông theo yêu cầu công ty là “sau khi đóng gói trong vòng ba tháng không bị thủng, không khí không lọt vào”.
Tuy nhiên sau khi đóng gói trọng lượng 1 - 5kg, chỉ sau hai tuần là túi đã bị thủng, không khí lọt vào, có túi chỉ mới đóng gói vài ngày đã phình lên như chưa hút chân không...
Related news

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nuôi khoảng 376.000 con heo, 25.500 con trâu bò và 31.000 con dê cừu. Để bảo vệ an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thú y phối hợp các địa phương triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng (LMLM) gia súc, dịch tả heo năm 2015 trên địa bàn tỉnh.

Cứ đến mùa, hàng ngàn hộ nuôi ong ở Đắk Lắk lại tất bật ngược xuôi khắp các tỉnh thành để mang ong đi đánh mật. Họ mải miết bay theo cánh ong, lấy trời đất, bốn bể là nhà, cuộc sống lênh đênh như những gã du mục.

Qua khảo sát thực tế cho thấy những năm gần đây, các gia đình, trang trại chăn nuôi đang có xu hướng sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nhiều năm nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Không “cờ giong trống mở”, song các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng triệu USD để xây dựng mới và mở rộng chăn nuôi theo quy trình khép kín.

Ngoài việc tránh hạn thành công, việc chuyển sang trồng rau quả còn mang lại cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên bị thiệt hại nặng bởi hạn hán, thì tại huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc, nông dân đã tránh hạn thành công nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang trồng những loại hoa màu phù hợp.