Sẽ Không Còn Rau Quả Độc Hại Từ Trung Quốc Tuồn Về Việt Nam?

Từ 1/1/2015, tất cả các loại mặt hàng rau quả bắt buộc phải được phân tích mức độ nguy hại trước khi được tiêu thụ ở Việt Nam.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT. Theo thông tư này, bắt đầu từ 1/1/2015 một số dạng vật thể muốn được nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải phân tích nguy cơ dịch hại. Cụ thể gồm: cây và các bộ phận còn sống của cây, củ, quả tươi, cỏ và hạt cỏ, sinh vật, thực vật nhập khẩu…
Trong trường hợp, các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ NN&PTNN quyết định.
Theo đó, việc nhập khẩu rau, củ , quả phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của Thông tư.
Ông Lương Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, mặt hàng rau quả trong danh mục đã được quy định rất rõ nếu đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày Thông tư hiệu lực mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật để phân tích nguy cơ dịch hại.
Như vậy, đối với mặt hàng rau, củ, quả muốn được nhập khẩu và tiêu thụ được ở Việt Nam thì buộc phải tham gia kiểm dịch mức độ nguy hại.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tỏ ra hoài nghi với các quy định mới trong Thông tư cũng như khả năng cứu vãn tình trạng rau quả Trung Quốc độc hại tuồn về Việt Nam sau đó được “khoác” đủ các tem mác của Mỹ, NewZealand để tiêu thụ…
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, Việt Nam là nước nhập khẩu rau quả lớn. Trong tháng 8 Việt Nam nhập khẩu rau quả đạt xấp xỉ 50 triệu USD.
Về thị trường nhập khẩu lớn, Thái Lan đã trở thành quốc gia Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với kim ngạch tháng 8 là 19,7 triệu USD, tính trong 8 tháng đầu năm 2014 nhập khẩu rau quả từ Thái Lan lên tới 125,1 triệu USD. Nhập khẩu rau quả từ Mỹ trong tháng 8 đạt 5,27 triệu USD, 8 tháng đầu năm đạt gần 37 triệu USD.
Riêng với thị trường Trung Quốc, từ nước Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất nay giảm xuống vị trí thứ 2 sau Thái Lan. Trong tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu xấp xỉ 12,9 triệu USD, lũy kế 8 tháng đầu năm gần 84 triệu USD.
Related news
Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày. Ngoài ra, SV 181 cứng cây, chống chịu tốt với gió.

Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình, tính đến hết ngày 7-5 dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm thẻ phát sinh tại hai xã Thái Đô (huyện Thái Thụy) và Đông Minh (Tiền Hải) có diễn biến phức tạp. Diện tích ao nuôi có tôm chết là 4,274 ha với số lượng giống thả là 2,215 triệu con.

Giữ vị trí lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 5 về xuất khẩu chè và thứ 4 về xuất khẩu tôm, song, những ngôi vị huy hoàng này đang có nguy cơ tuột khỏi Việt Nam. Thiếu thông tin, tổ chức sản xuất yếu là nguyên nhân chính.

Cao su liên tục rớt giá mạnh khiến từ nông dân cho tới doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí phải chặt bỏ hoặc rao bán.

Dù chỉ chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ, nhưng nhiều hộ nông dân tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đã biết liên kết với nhau để cùng mua cám với số lượng lớn. Sự liên kết này đã giúp họ mua được cám với giá rẻ của đại lý, nên chi phí chăn nuôi giảm và lợi nhuận tăng đáng kể.