Nhà vườn méo mặt vì chanh không hạt rớt giá thảm hại
Ở thời điểm này giá chanh không hạt tại các nhà vườn Hậu Giang chỉ còn 4.000 - 6.000 đồng/kg
Ông Phan Văn Á, ngụ ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh - nơi có diện tích chanh không hạt lớn nhất huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, thời điểm này giá chanh không hạt có lúc xuống còn 4.000 - 6.000 đồng/kg.
“Tình hình giá cả như vầy tôi cũng không ngờ tới. Đây là giá bán thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Giá chanh thấp, sâu bệnh lại nhiều nên năm nay tôi chỉ huề vốn, không có lời” - ông Á thông tin.
Ông Lê Đức Trí, ngụ cùng xã Đông Thạnh cũng cho biết: “Tôi có hơn 3ha trồng chanh không hạt, với giá như hiện nay coi như không có lời. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì càng khổ nữa”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm gần đây, do nhận thấy việc trồng chanh không hạt lời nhiều nên hàng loạt nhà vườn đua nhau tăng diện tích.
Thậm chí, có nông dân còn sẵn sàng phá bỏ vườn nhãn, chôm chôm hoặc bỏ lúa để lên bờ trồng chanh không hạt.
Hậu Giang hiện có đến trên 1.000ha đất trồng chanh, trong đó có 600ha đang cho trái, 400ha trồng mới.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thì năm 2009 tỉnh này chỉ có khoảng 20ha chanh không hạt nhưng hiện nay có đến trên 1.000ha, trong đó có 600ha đang cho trái, 400ha đang trồng mới.
Ông Ngô Minh Long - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang nhận định, gần đây diện tích chanh không hạt trồng mới có xu hướng tăng nhanh, diện tích đang cho trái tăng theo hàng năm.
“Để hạn chế việc giá giảm như hiện nay thì chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho bà con áp dụng qui trình sản xuất chanh theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu. Đồng thời, chúng tôi sẽ tuyên truyền, không khuyến cáo bà con trồng mới diện tích chanh” - ông Long nhấn mạnh.
Related news
Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) thông báo, nếu trong sữa bò mà nông dân giao cho nhà máy có tỷ lệ nước từ 4% trở lên thì người bán sẽ bị nhắc nhở và sau 6 lần kiểm tra mà sữa vẫn có tỷ lệ nước trên 4%, công ty sẽ ngưng nhận sữa từ nông dân nuôi bò có hợp đồng bán sữa với công ty.
Anh Bùi Văn Nhương ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), là người đầu tiên ở Phú Yên lặn lội vào tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Giống sắn này được nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
Thống kê của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, hiện trên địa bàn có hơn 5ha đất vườn kém hiệu quả được bà con chuyển sang trồng cây tiêu, tăng hơn 2ha so với năm 2013, tập trung ở xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình. Theo một số hộ canh tác cho biết, cây tiêu thích nghi tốt với thổ nhưỡng ở địa phương và kỹ thuật trồng tương đối dễ, ít dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra rất thuận lợi, được thương lái đến tận nơi thu mua với số lượng nhiều.
Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.
Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.