Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa

Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa
Publish date: Monday. November 24th, 2014

Vụ thu hoạch năm nay, nhiều hộ nuôi tôm càng xanh tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú) trúng lớn về sản lượng nên dù giá tôm có giảm so với đầu vụ, người nuôi tôm vẫn phấn khởi vì lợi nhuận đạt khá.

Từ mô hình nuôi thử nghiệm tôm càng xanh chỉ với gần 1 ngàn m2 vào năm 2001, hiện xã Trà Cổ đã phát triển được khoảng 41 hécta diện tích mặt nước chuyển từ nuôi cá sang nuôi tôm. Nuôi tôm càng xanh là mô hình kinh tế mang lại cuộc sống khấm khá cho nông dân.

* Nuôi tôm thu lãi lớn

Ông Hoàng Văn Bình, nông dân nuôi tôm lâu năm ở ấp 4, xã Trà Cổ vừa thu hoạch tôm vừa chia sẻ, hiện giá tôm bán tại đầm chỉ còn 155 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần so với nuôi cá.

Ông Bình dẫn chứng: “Chỉ tính theo mức giá bán hiện nay, trừ chi phí tôi vẫn đạt lợi nhuận trên 100 triệu đồng/hécta. Tôi nuôi tôm mười mấy năm nhưng chưa bao giờ bị lỗ vốn, ngay cả những vụ thất mùa hay rớt giá”.

Ông Lương Văn Thạch, một trong những hộ nuôi tôm đầu tiên tại ấp 5, xã Trà Cổ, nhận xét: “Đây là vùng đất cát kém màu mỡ, trước đây người dân trồng lúa, trồng hoa màu ít hiệu quả mới đào ao nuôi cá nhưng vẫn gặp khó khăn. Ngày trước khu này toàn hộ nghèo, nhờ nuôi tôm mà dần khấm khá lên.

Dân có vốn nên đầu tư rất mạnh vào khâu nuôi trồng, rút ngắn thời gian nuôi với năng suất cao hơn nhiều”. Theo ông Thạch, dù ở đây không thành lập hiệp hội, câu lạc bộ nhưng câu chuyện hàng ngày của dân trong xóm luôn xoay quanh chủ đề con tôm, người nuôi trước chia sẻ kinh nghiệm cho người nuôi sau, học từ thực tế sản xuất nên ai cũng giỏi nghề.

Ông Nguyễn Di Linh, cán bộ nông nghiệp xã Trà Cổ, cho hay: “Nghề nuôi tôm càng xanh tập trung chủ yếu ở ấp 4 và ấp 5, nằm trong tốp đầu cho thu nhập cao tại địa phương.

Nông dân thấy hiệu quả nên mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích. Không chỉ những nông dân lão thành mới nuôi tôm thành công mà những hộ nuôi mới cũng rất trúng về sản lượng nhờ đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, chịu khó tìm hiểu, nắm vững kỹ thuật nuôi trồng. Ngoài vụ tôm, bà con vẫn trồng lúa, hoa màu vào mùa khô để tăng thêm thu nhập”.

* Tôm Trà Cổ vào nhà hàng

Ông Phạm Trí Tâm, chủ đại lý thu mua tôm tại xã Trà Cổ vừa nâng những chú tôm càng to bằng cườm tay trẻ em vừa xác nhận: “Loại tôm nhất khoảng 10 con/kg sẽ được đưa vào các nhà hàng cao cấp ở các thành phố lớn. Tôi chấp nhận trả chi phí cao, thuê hẳn 1 đội xe ôm chở tôm về các vựa khắp các tỉnh, thành, đảm bảo đến nơi thả vào bể con tôm vẫn khỏe khoắn. Từ các vựa này, tôm Trà Cổ vào nhà hàng, khách sạn hoặc trực tiếp đến tay người tiêu dùng nên giá bán cao hơn hẳn so với tiêu thụ tại các chợ đầu mối”.

Ông Tâm cho biết thêm, vừa có 1 khách hàng tận Phan Thiết gọi điện đặt hàng từ đại lý, theo đó thị trường tiêu thụ cho con tôm Trà Cổ không ngừng mở rộng. Hiện trung bình mỗi tuần, đại lý của ông mua từ 1-2 tấn tôm, vào cao điểm sản lượng có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba để phân phối đi khắp nơi.

Huyện Tân Phú đang triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh theo chuẩn VietGAP tại xã Trà Cổ với khoảng 30 hécta. Qua chương trình nuôi trồng sạch, địa phương muốn  xây dựng uy tín chất lượng cho thương hiệu tôm càng xanh Trà Cổ nói riêng, huyện Tân Phú nói chung.

Theo đánh giá của giới thương lái, tôm càng xanh Trà Cổ ăn ngon, không thua kém mấy so với tôm thiên nhiên nên được thị trường rất chuộng. Vài năm trước, giá tôm càng xanh ở địa phương luôn cao hơn từ 10-20 ngàn đồng/kg so với hàng từ miền Tây, dù hình thức không to, không đẹp bằng. Hiện nay do sức ép cạnh tranh của thị trường, tôm Trà Cổ cũng phải hạ giá, bán theo mặt bằng chung nhưng vẫn được khách chuộng hơn. Cũng theo giới thương lái, hiện chỉ riêng xã Trà Cổ có hơn 100 hộ nuôi tôm, diện tích và năng suất không ngừng tăng cao nhưng không lo thiếu thị trường tiêu thụ cho loại đặc sản này.

Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201411/tom-cang-xanh-tra-co-trung-mua-2353624/


Related news

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

Thursday. November 8th, 2012
Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

Friday. November 9th, 2012
Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị

Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.

Saturday. November 10th, 2012
Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

Saturday. November 10th, 2012
Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

Monday. November 12th, 2012