Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Tưới Nước Tiết Kiệm Cho Lúa

Tưới Nước Tiết Kiệm Cho Lúa
Publish date: Tuesday. October 29th, 2013

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đang phổ biến và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của Thạc sỹ Trần Văn Na (Phó Chi cục BVTV) cho các địa phương trồng lúa Đông Xuân năm 2011). Đây là kỹ thuật tưới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng đất, đặc biệt rất có hiệu quả đối với đất bị nhiễm phèn nhẹ của 2 huyện Phước Long và Hồng Dân - vùng trồng lúa Đông Xuân nhiều nhất tỉnh với hơn 25.000 ha.

Kỹ thuật tưới nước theo quy trình này chia làm nhiều công đoạn tưới cho cây lúa khác nhau; tưới khi cây lúa được 7 ngày, 25 ngày, 40 ngày, 75 ngày và đến lúc thu hoạch. Tùy theo từng giai đoạn phát triể của cây lúa, sẽ có chế độ tưới nước và giữ nước trên mặt ruộng khác nhau, ớc mức 1 cm, 3 cm, 5 cm... để luôn từ kênh nội đồng lên ruộng lúa và theo dõi mức nước trên ruộng.


Theo đó, mỗi ha ruộng lúa sẽ chọn 4-5 điểm cố định theo đường chéo góc hoạc theo đường zíx zắc trên thửa ruộng. Mỗi điểm đặt một ống nhựa cách bờ 3m, ống nhựa được đục thủng nhiều lỗ trên thân để nước vào, có chiều dài 25cm, đường kính 10 hoặc 20cm và được đặt sâu dưới mặt ruộng một đoạn 15 cm, trên mặt ruộng một đoạn 15cm. Đoạn ống đặt trên mặt ruộng có đánh dấu, vạch để theo dõi mức nước tướic cho ruộng lúa. Đoạn dưới mặt ruộng lấy hết phần đất trong ống để cho nước vào ống. Khi mực nước trong ống xuống thấp hơn mặt ruộng 10cm thì bơm nước cho ruộng lúa và tưới khi nào mức nước đạt đến vạch đã đánh dấu trên ống (theo từng giai đoạn tuổi của cây lúa) thì ngưng tưới.

Áp dụng đúng theo quy trình của kỹ thuật tưới nước này sẽ giảm được lượng nước tưới từ 4.00 - 4.700 met khối/ha/vụ so với cách thức tưới truyền thống của nông dân.


Related news

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 9 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 9

Sắt là thành phần cấu tạo của Chlorophyll (diệp lục tố) và một số phân hóa tố trong cây. Cây lúa cũng cần sắt nhưng với lượng nhỏ

Tuesday. January 23rd, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 1 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 1

Cây lúa thuộc loại Hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza. Trong đó, Oryza sativa L. là tên của lúa trồng phổ biến nhất hiện nay

Wednesday. January 24th, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 2 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 2

Hạt lúa trong khi bảo quản vẫn còn chứa một lượng nước nhất định từ 12-14% trọng lượng khô. Khi ngâm trong nước, hạt hút nước và trương lên

Wednesday. January 24th, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 3 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 3

Lúa là cây đơn tử diệp. Khi hạt nẩy mầm thì rễ mầm (radicle) xuất hiện trước, sau đó đến thân mầm (coleoptile). Thân mầm được bao bọc bởi một lá bao mầm

Wednesday. January 24th, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 4 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 4

Thân lúa (stem) gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau, Lóng là phần thân rỗng ở giữa 2 mắt và thường được bẹ lá ôm chặt

Wednesday. January 24th, 2018