Home / Cây lương thực / Trồng lúa

SÂu Cuốn Lá Lớn

SÂu Cuốn Lá Lớn
Publish date: Tuesday. October 29th, 2013

(Tên khoa học: Parnara guttata Bremer et Grey)Họ: Hesperiidae Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái:- Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím.
- Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá.

- Nhộng hình đầu đạn, đầu bằng, đít nhọn màu vàng nhạt. Khi sắp vũ hóa thì nhộng có màu đen, vòi kéo dài ra khỏi mút cánh tới đốt bụng thứ 2. Sâu khi hóa nhộng nhả tơ dệt kén ở phía dưới khóm giữa các thân cây lúa.


- Con trưởng thành (bướm) thân có màu đen lẫn vàng kim; đầu và ngực to bằng nhau; râu đầu mọc gần cánh mắt kép và có hình gậy (phía cuối phình to có một móc câu); cánh trước màu nâu tối, gần giữa có 8 chấm trắng to nhỏ khác nhau xếp hình vòng cung; cánh sau có màu nâu đen, gần mép ngoài có 4 đốm tắng xếp thành một đường.Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:


Vòng đời của sâu cuốn lá lớn từ 32-40 ngày:+ Thời gian trứng: 4 ngày.
+ Thời gian sâu non: 18-19 ngày.+ Thời gian nhộng: 6-7 ngày.
+ Thời gian bướm: 4-5 ngày.

Bướm đẻ trứng vào buổi sáng và đẻ rải rác ở mặt sau lá gần gân chính, mỗi lá từ 1-6 quả, một bướm cái có thể đẻ 120 quả trứng. Sau khi vũ hóa 20 phút là bướm có thể bay đi kiếm ăn. Bướm bay nhanh từng đoạn ngắn theo đường gấp khúc. Thường sau khi giao phối một ngày (cũng có thể sau 2 giờ) sau thì bướm sẽ đẻ trứng. Một năm sâu cuốn lá lớn phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện hơi nóng bức và ẩm là thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.


Sâu non nhả tơ cuốn lá thành bao lớn và cắn khuyết lá. Bị hại nặng cây lúa có thể trụi hẳn lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển. Cây bị hại thường thấp nhỏ, đòng ngắn, thời gian lúa chín kéo dài hoặc đòng bị cuốn cong, không trỗ thoát hoặc gãy gập, không nở hoa kết hạt.

Sâu cuốn lá lớn phát sinh, gây hại từ giai đoạn lúa mới cấy cho đến khi lúa chín. Vào những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng. Sâu cuốn lá lớn phân bố ở tất cả các vùng trồng lúa ở trong nước và trên thế giới. Ở Việt Nam, vùng trung du và miền núi bị hại nặng hơn vùng đồng bằng, vùng có bố trí cơ cấu cây trồng phức tạp cũng dễ bị hại nặng.


Phòng trừ:

● Cấy lúa với mật độ vừa phải; chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý.
● Bảo vệ các thiên địch trên đồng ruộng.● Ruộng bị hại nặng phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Trebon Karate 25EC diệt sâu non.


Related news

Phòng Trừ Chuột Hại Lúa Phòng Trừ Chuột Hại Lúa

Lúa xuân ở miền Bắc đang sinh trưởng giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, điều kiện thời tiết vụ xuân ấm hơn so các năm trước kết hợp nguồn thức ăn trên đồng ruộng phong phú thuận lợi cho chuột sinh sản tích lũy số lượng lớn và gây hại mạnh.

Friday. August 30th, 2013
Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa

Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long.

Monday. October 28th, 2013
Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè. Ở những vùng có đê bao, chủ động bơm tưới nước thường làm 3 vụ/năm, vì thế lịch thời vụ rất khẩn trương. Thường là sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đa số nông dân đốt đồng và dùng ngay lúa mới thu hoạch (vì vụ này ít người có hạt giống cũ) để làm giống sạ cho vụ mới, trong đó có nhiều người sạ chui (đốt đồng, không xới đất) nên từ khi thu hoạch đến khi xuống giống vụ mới chưa tới 10 ngày.

Monday. October 28th, 2013
Nguy Cơ Bùng Phát Một Số Dịch Bệnh Trong Vụ Lúa Thu Đông Nguy Cơ Bùng Phát Một Số Dịch Bệnh Trong Vụ Lúa Thu Đông

Đến nay, nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống được hơn 55.800 ha lúa thu đông 2012. Các trà lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số loại dịch bệnh hại lúa, nhất là bệnh đạo ôn, đã và đang đe dọa làm giảm năng suất lúa trong vụ thu đông này…

Monday. October 28th, 2013
Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Lúa Đông Xuân Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Lúa Đông Xuân

Vụ đông xuân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường phải đối diện với thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều diện tích mạ và lúa mới cấy bị chết.

Wednesday. July 17th, 2013