Cơ Hội Hợp Tác, Phát Triển Ngành Thủy Sản

Festival Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 là dịp tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến, hợp tác, phát triển ngành Thuỷ sản…
Chiều 24/3, Ban tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tổ chức họp báo, công bố 18 hoạt động chính sẽ diễn ra tại Phú Yên từ ngày 27/3-2/4.
Festival Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 được tổ chức với chủ đề: “Thủy sản Việt Nam – Hội nhập và Phát triển” nhân kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959-01/4/2014) và kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên (01/4/1975-01/4/2014).
Đây là dịp tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, đặc biệt là nghề đánh bắt cá ngừ đại dương, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến, hợp tác, phát triển ngành Thuỷ sản; giới thiệu và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể miền biển Việt Nam.
Lễ khai mạc Festival Thủy sản Việt Nam-Phú Yên 2014 diễn ra lúc 20h30 ngày 29/3 và Lễ bế mạc lúc 20h00’ ngày 2/4 tại thành phố Tuy Hòa.
Trong khuôn khổ Festival còn diễn ra các hoạt động: Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc; Chương trình nghệ thuật dân gian; Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”; Hội chợ duyên hải miền Trung; Lễ hội cầu ngư Nam Trung bộ; Liên hoan ẩm thực Cá ngừ đại dương; Chương trình tham quan tuyến du lịch biển, đảo; Tuần lễ Trưng bày sách về thủy sản và biển đảo Việt Nam; Tuần lễ Phim về biển, đảo Việt Nam.
Cũng tại Festival lần này còn diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung; sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản; diễn đàn Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh duyên hải miền Trung...
Related news

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.

Tuy được cảnh báo là dịch bệnh nguy hiểm nhưng đến nay, bệnh trắng lá mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn chưa được khống chế.

Gia đình ông Hà Trọng Tâm ở khu 4, xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh là một trong những hộ có năng suất chè cao nhất ở xã, bình quân đạt khoảng 18 đến 20 tấn/ha/năm. Với diện tích gần 4ha chè và chế biến chè khô, mỗi năm gia đình ông thu được gần 200 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.