Chi Nghìn Tỷ Tạm Trữ Lúa Gạo, Nông Dân Thêm Khổ?

Giá lúa gạo đã quay đầu giảm mạnh mặc dù chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đã bắt đầu.
Sau khi có chủ trương mua gạo tạm trữ, giá gạo liên tục đi lên nhưng đến nay, giá lúa gạo tại ĐBSCL lại quay đầu giảm trở lại, giảm khoảng 100-200 đồng/kg so với mức giá ngày 22/3.
Trả lời trên TBKTSG, ông Nguyễn Thành Hơn, thương nhân kinh doanh lúa gạo tại xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, Tiền Giang cho biết giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 hiện được doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang mua vào chỉ còn 6.600-6.700 đồng/kg và 7.200-7.300 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu của các giống lúa hạt dài.
Đối với giá lúa, dù có sự chênh lệch giữa các địa phương ở ĐBSCL nhưng mức giá phổ biến hiện được thương nhân mua vào chỉ khoảng 4.200-4.400 đồng/kg đối với giống IR 50404 và 4.600-4.700 đồng/kg đối với giống lúa thơm nhẹ OM 4900 (lúa tươi).
Trong khi đó, giá chào xuất khẩu hiện vẫn ổn định ở mức 390-400 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 5% tấm và 360-370 đô la Mỹ/tấn đối với loại gạo 25% tấm.
“Giá bán gạo của Thái Lan loại tương đương 5% tấm của Việt Nam chưa tới 380 đô la Mỹ/tấn; nhưng mức giá nội địa của chúng ta quy đổi ra ngoại tệ đã cao hơn mức giá trên, cho nên nếu doanh nghiệp mua vào sẽ không tiêu thụ được, bị thua lỗ”, ông Tuấn cho biết.
Theo bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc gạo Yến Ngọc (TP.HCM) đơn vị chuyên cung cấp gạo cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, giá lúa gạo nội địa giảm cũng không loại trừ khả năng có thể do doanh nghiệp xuất khẩu bắt tay nhau “đè” giá xuống.
Trước đó, khi giá lúa gạo nhích lên 100 đồng/kg, trả lời câu hỏi liệu tình hình có lặp lại như những năm trước tức là khi bắt đầu triển khai chương trình mua tạm trữ giá lúa tăng nhưng được vài tuần lại giảm, ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA đã vin cớ, giá lúa gạo Thái Lan sẽ giảm còn một nửa, sau khi nước này chấm dứt chương trình hỗ trợ nông dân từ ngày 1/3 và gặp sức ép phải bán gạo để trả tiền cho nông dân.
Với Trung Quốc, nước đang nhập khẩu gạo lớn nhất ở châu Á, cũng vậy. Những động thái mua bán của quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ quyết định giá gạo trên thị trường.
Cũng chính việc VFA nhiều lần phát đi thông tin rằng thị trường đang có dấu hiệu cung vượt quá cầu và giá xuất khẩu giảm đã từng được chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp chỉ ra rằng, đây là chiêu than khó của doanh nghiệp để ép giá thu mua lúa gạo của nông dân xuống mức thấp nhất có thể.
Thái Lan lo Việt Nam giảm giá cạnh tranh sang Philippines
Trong khi đó, phía Thái Lan lo lắng Việt Nam sẽ giảm giá gạo để cạnh tranh với Thái Lan giành hợp đồng xuất khẩu sang Philippines.
Cụ thể, tờ TTXVN đưa tin, ông Chukiat Opaswong, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA), nhận định trong phiên đấu giá sắp tới của Philippines, Việt Nam có thể sẽ giảm giá gạo để giành được hợp đồng xuất khẩu gạo sang quốc gia Đông Nam Á này.
Phát biểu trước phiên đấu giá nhập khẩu 800.000 tấn gạo sắp tới của Philippines, ông Chukiat dự đoán Việt Nam có thể chào bán gạo trắng 25% tấm ở mức giá từ 310-320 USD/tấn, giảm mạnh so với con số 350 USD/tấn mà cả Việt Nam và Thái Lan đang chào bán hiện nay.
Ông Chukiat cũng bày tỏ quan ngại rằng Việt Nam có khả năng sẽ thắng trong phiên đấu giá này bởi vì, nước này có quan hệ thương mại vững chắc với Philippines trong vòng 3-4 năm qua.
Bên cạnh đó, theo ông Chukiat, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã liên tiếp để mất các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Malaysia và châu Phi vào tay Thái Lan. Điều này càng làm tăng áp lực đối với Việt Nam, buộc nước này phải sử dụng các giải pháp “mạnh” hơn.
Theo ông Chukiat, Thái Lan vẫn chưa quyết định liệu nước này có điều chỉnh giá bán để cạnh tranh với Việt Nam hay không. Cho đến thời điểm này, Philippines vẫn chưa tiết lộ ngày đấu giá.
Related news

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.

Tuy mới chỉ được người dân xã Việt Đoàn (huyện Tiên Du - Bắc Ninh) đưa vào trồng khoảng 7 đến 8 năm nay nhưng cây bưởi Diễn đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây.

Khác với tâm trạng mong chờ, háo hức tới phiên chợ Tết như mọi năm, thời điểm này, nhiều người trồng chuối xanh ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín (Hà Nội) tỏ ra buồn bã vì chuối mất mùa. Nguyên nhân là do cơn bão số 8 (10/2012) đã làm gãy, đổ phần lớn diện tích chuối trên địa bàn xã.

Dự án cạnh tranh nông nghiệp và Trung tâm Tư vấn - phát triển công nghệ Nha Hố đã đầu tư 1,7 tỉ đồng cho 750 nông hộ xã Thanh Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải - Ninh Thuận) và phường Văn Hải (T.p Phan Rang Tháp Chàm) nhằm mở rộng 50 ha diện tích trồng tỏi an toàn trong vụ đông xuân 2012 – 2013.

Giá củ hành tím ở Sóc Trăng đã tăng trở lại và đang ngập ngừng ở mức 15.000 đồng/kg khiến một số nhà rẫy đang trong tâm trạng phập phồng càng nôn nao hơn. Bởi trước đó không lâu, từ tháng 10 âm lịch, giá hành đầu mùa bỗng nhảy lên 25.000 đồng/kg rồi lao dốc mạnh đã khiến người dân trồng hành đặc sản ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) hụt hẫng.