Sáng Kiến Trồng Xen Tiêu Trên Vườn Cao Su
Nhiều nông dân ở Đức Phú (Tánh Linh) đã và đang lấy cao su làm cây leo để trồng tiêu, chờ ngày mủ cao su được giá trở lại. Việc làm này không chỉ cứu được hàng trăm ha cao su thay vì chặt như một số nơi, còn mở ra một phương pháp xen canh khá hợp lý.
Người đầu tiên
Ở gần chân đèo Tà Pứa, xã Đức Phú, huyện Tánh Linh, căn nhà của anh Nguyễn Văn Quyền khá bề thế. Xung quanh nhà là tiêu và cao su xanh ngút ngàn.
Năm 1996, sau nhiều ngày vất vả, vợ chồng anh Quyền trồng được 4 ha cao su trên đất rẫy, cũng như làm nhà ở ngay trong vườn để tiện chăm sóc.
Trong thời gian chờ cây khép tán, anh Quyền suy nghĩ: Đất Đức Phú pha đất đỏ bazan, độ phì cao, vì vậy nếu trồng cao su theo quy cách: cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m là lãng phí.
Anh bắt đầu nghĩ tới việc trồng xen một giống cây gì đó nhưng chưa nghĩ ra. Mãi đến năm 2000, sau vài lần thử, anh quyết định khoanh 3 sào cao su gần nhà để trồng xen tiêu khi cao su được 4 năm tuổi. Khi tiêu bắt đầu leo, anh chặt bớt tàn cao su để lấy ánh sáng. Vào mùa khô, khi anh Quyền tưới nước cho tiêu đồng nghĩa với tưới luôn cho cao su.
Hưởng lợi từ sáng kiến
Hiện nay 3 sào tiêu trồng xen cao su đang cho trái. Nhiều người đến thăm vườn bất ngờ khi thấy tiêu leo trên cây cao su, và cho trái sum suê, cũng như không leo ở bất cứ cây gì khác. Năm vừa qua, anh thu được khoảng 700kg tiêu hạt. “Tôi không phải tốn tiền đúc trụ, trồng cây vông hoặc me tây khi để tiêu leo lên cao su” - anh Quyền cho hay.
Thuận lợi đôi bề vì giữ được cao su, vừa có thêm nguồn thu. Không dừng lại đó, anh còn xen canh tiêu ở 1,5 ha điều và mới đây thu hoạch được 300 kg tiêu hạt. Nếu tiêu hạt đứng giá 200.000 đồng/kg như hiện nay, năm tới đây, ở hai nơi trồng xen, anh có thể thu 200 triệu đồng, gần bằng thu nhập của cao su lúc được giá.
Một cách trồng xen
Chúng tôi đến thăm anh Nguyễn Hoàng Châu ở thôn 1, xã Nghị Đức khi anh đang chăm sóc 1ha cao su trồng xen tiêu. Khác với anh Quyền, anh Châu vẫn khai thác mủ cao su. Anh Châu cho biết: Trồng xen tiêu trên vườn cao su, sản lượng mủ không giảm, nhưng năng suất cây tiêu trong vườn của anh thì thấp do thiếu quang hợp.
Nếu chặt bớt tán cây, sản lượng mủ thấp đi nhưng bù lại tăng được năng suất tiêu. Anh đang phân vân lựa chọn. Tuy nhiên, khi cần anh sẽ chọn tiêu vì giá mủ cao su quá thấp (260 đồng/TSC, thay vì 1.100 đồng/TSC như trước đây).
Anh Châu cho biết thêm, hiện nay nhiều gia đình ở xã Nghị Đức đã học tập anh Quyền trồng tiêu trên cao su. Vườn của anh Quyền vì thế là nơi nhiều người tìm đến học hỏi kỹ thuật. Trồng tiêu trên cao su, ngoài việc tiêu vẫn cho năng suất khá, còn ít tốn công phát cành như khi trồng trên các cây leo khác.
Chẳng hạn, với cao su chỉ cần phát cành 2 lần/ năm, trong khi với cây me tây phải phát 5 lần/năm. Ở Đức Phú và Nghị Đức hiện nay cao su đang nhờ cây tiêu để trụ lại, còn người nông dân nhờ tiêu mà có thu nhập thay vì thiệt hại tài chính nếu phải chặt cao su trồng loại cây khác.
Thiệt hại sẽ vô cùng lớn khi chặt cao su
50 triệu đồng là giá trị đầu tư cho mỗi ha cao su từ lúc trồng đến khi cho mủ. Tại Đức Phú, giả định chỉ người dân chặt bỏ chừng 50 ha cao su thì thiệt hại trong dân là 2,5 tỷ đồng. Nếu rộng ra thì thiệt hại sẽ rất lớn.
Related news
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…
Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.
Ông Nguyễn Văn Cường (50 tuổi) ở thôn 5, xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk) là người rất đam mê nghề nuôi thuỷ sản. Trước đây, gia đình chỉ quen nuôi các loại cá thông thường, nhưng thời gian gần đây, ông mạnh dạn nuôi cá lăng đuôi đỏ là loại đặc sản của địa phương và đã cho thu nhập khá.
2 năm trở lại đây, các vùng đìa nuôi tôm, cá tại xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) trở nên hiu hắt bởi liên tiếp nhiều vụ nuôi nông dân thua lỗ nặng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa vào sản xuất những giống cây mới đem lại cho lợi nhuận kinh tế cao, hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân nói riêng và người sản xuất nói chung.