Giá Thực Phẩm Thế Giới Giảm Tháng Thứ 6 Liên Tiếp, Xuống Thấp Nhất 4 Năm

Báo cáo của FAO cho biết, trong tháng vừa qua, đường và sữa giảm mạnh nhất, tiếp đến là ngũ cốc và dầu mỏ.
Giá thực phẩm trên thị trường thế giới vừa ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp – chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ năm 2009 do giá sữa, ngũ cốc, dầu ăn và đường cùng lao dốc trong bối cảnh kỳ vọng nguồn cung tăng cao.
Báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp Quốc (FAO) vừa công bố cho thấy, chỉ số giá theo dõi 55 mặt hàng lương thực thực phẩm của FAO đã giảm 2,6% trong tháng 9 so với tháng 8 xuống còn 191,5 điểm – thấp nhất kể từ tháng 8/2010.
Trên sàn giao dịch CBOT ở Chicago, đậu tương và ngô giao dịch ở mức thấp nhất trong 4 năm qua do triển vọng vụ mùa ở Mỹ bội thu. Trong 2 năm trở lại đây, tất cả các nông sản được theo dõi trong chỉ số hàng hóa của Bloomberg, ngoại trừ gia súc, thịt và cà phê, đều giảm giá, trong đó dẫn đầu là đà lao dốc của ngô, lúa mì và đậu tương.
Báo cáo của FAO cho biết, trong tháng vừa qua, đường và sữa giảm mạnh nhất, tiếp đến là ngũ cốc và dầu mỏ. Trong số các nhân tố tác động không thể loại trừ sức mạnh của đồng USD khiến cho hàng hóa đồng loạt mất giá.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số thực phẩm của FAO giảm 6% và có mức giảm so theo năm tháng thứ 15 liên tiếp – chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ cuối tháng 6/2000.
Dù giá thực phẩm giảm nhưng theo FAO vẫn có 36 quốc gia cần viện trợ lương thực từ bên ngoài do xung đột, mất mùa, giá lương thực tại địa phương tăng cao, trong đó có 26 nước ở khu vực châu Phi.
Related news

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), vụ thu đông năm nay, nông dân các xã trong huyện liên kết với một số công ty chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh trồng 100 ha ngô ngọt bằng các giống Việt Thái và Sugar 75.

Trong mỗi bữa cơm gia đình Việt Nam, rau là thành phần không thể thiếu và chiếm tỉ lệ rất cao vì rau không chỉ cung cấp vitamin mà còn giúp tăng hương vị món ăn và những lợi ích y học khác.

Đại diện các hộ dân thăm cánh đồng mía được canh tác theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ tại xã Xuân Lam (Thọ Xuân).
Kiểm tra và làm việc tại xã Vĩnh Châu, đại diện Bộ Y tế nhận định, viêm loét giác mạc tại Vĩnh Châu có thể xem như một bệnh liên quan đến các hoạt động canh tác hành tím.

Hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 2 dự án cánh đồng lớn liên kết và tiêu thụ gồm cây chuối già cấy mô và cây điều đang triển khai nhưng phải tạm dừng vì doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn.