Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm
Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
Đó là kết quả của dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (Panulirus homarus)”.
Dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 - 2015, do Trường Đại học Nha Trang chủ trì và Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng làm chủ nhiệm.
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, thức ăn dự án sản xuất có hàm lượng protein chiếm 55-56%, lipid 8-9%, hệ số thức ăn (FCR) 4,5-4,6 đối với tôm hùm bông giai đoạn giống và thương phẩm; protein 52-53%, lipid 8-9%, hệ số thức ăn là 4,3-4,4 đối với tôm hùm xanh giống và thương phẩm.
Qua quá trình nuôi thử nghiệm tôm hùm bằng thức ăn công nghiệp cho thấy tôm hùm sử dụng thức ăn tốt, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp, tỷ lệ sống cao; các chỉ số đều tốt hơn so với thức ăn truyền thống (cá tạp) đang được sử dụng hiện nay. Thức ăn công nghiệp đã được các hộ nuôi tôm hùm Khánh Hòa cũng như một số tỉnh Nam Trung Bộ sử dụng và đánh giá cao.
Việc sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm của dự án sẽ mở ra triển vọng sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm hùm thay thế nguồn thức ăn cá tạp, từ đó, góp phần phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững tại Việt Nam.
Dự án trên kế thừa kết quả đã đạt được từ đề tài “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, công thức và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh” được thực hiện trước đó.
Related news
Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.
Công tác tập huấn thường xuyên vẫn được chú trọng, đặc biệt là vào mùa vụ chính; tuy nhiên kết quả chưa đạt yêu cầu do không chiêu sinh được nông dân vì không có kinh phí hỗ trợ tiền ăn nên người dân không tham gia tập huấn, ảnh hưởng đến kết quả vùng nuôi tôm của tỉnh.
Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.
Qua 2 năm triển khai, Dự án nuôi cua mật độ cao (1 con/m2) của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã và đang mang lại hiệu quả rất cao, sản lượng thu được từ 1,5 - 2 tấn/ha, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.
Hơn nửa tháng nay, người chăn nuôi heo ở các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp phấn khởi vì giá heo hơi đã tăng thêm 100 - 200 ngàn đồng/tạ so với trước.