Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Chết Hàng Loạt, Thiệt Hại Hơn 4.000 Tỷ Đồng

Tôm Chết Hàng Loạt, Thiệt Hại Hơn 4.000 Tỷ Đồng
Publish date: Thursday. February 28th, 2013

Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Chiều 26-2, tại cuộc họp với báo chí, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, nguyên nhân gây tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua là do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Năm 2012, cả nước có hơn 100 nghìn ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị chết do dịch bệnh, ước thiệt hại trên 4.000 tỷ đồng.

Theo ông Tuấn, sau hơn một năm huy động tổng lực các nhà khoa học đầu ngành trong nước nghiên cứu, có sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam đã xác định được nguyên nhân khiến tôm chết sớm thời gian qua, điều mà cả Trung Quốc, Thái Lan có tình trạng tương tự, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Hội chứng AHPNS gây tôm chết chủ yếu ở giai đoạn 15 - 40 ngày sau khi thả nuôi; mức độ dịch bệnh trầm trọng vào các tháng 4 đến tháng 7 (chiếm 75% diện tích). Vùng nuôi có độ mặn thấp có tỷ mắc bệnh ít hơn vùng nuôi có độ mặn cao. Tôm bệnh có biểu hiện ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo.

Theo ông Tuấn, tôm có hội chứng trên do giống xấu (nhiễm vi khuẩn Vibrio, có dấu hiệu bất thường về gan tụy), thả nuôi cao có thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao và đặc biệt có mặt của vi khẩu Vibrio và phage, khiến tôm chết sớm.

Để hạn chế dịch bệnh trên, ông Tuấn khuyến cáo, người nuôi cần tẩy dọn ao nuôi triệt để trước khi thả, cần cho lắng, ao xử lý nước riêng biệt..., tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao, diệt giáp xác. Nên thả tôm nuôi từ đầu tháng Ba, chọn giống sạch bệnh, được kiểm dịch, không có bệnh đốm trắng, đầu vàng, nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Ông Tuấn cũng cho biết, thời gian tới, sẽ tổng kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất tôm giống, tôm nuôi đang lưu hành trên thị trường, không cho lưu hành tôm giống có mần bệnh, không nhiễm vi khuẩn Vibrio.


Related news

Châu Thành 79,5ha chanh nhiễm các loại bệnh Châu Thành 79,5ha chanh nhiễm các loại bệnh

Hiện nay toàn huyện Châu Thành có khoảng 79,5ha/695ha vườn chanh nhiễm các loại sâu bệnh, trong đó có 20ha vườn nhiễm bệnh ghẻ nham với tỷ lệ 5-10%, 40ha nhiễm bệnh vàng lá thối rễ với tỷ lệ nhiễm nhẹ từ 5-10% và bệnh ghẻ loét với diện tích là 19,5ha.

Thursday. September 24th, 2015
Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển chăn nuôi Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển chăn nuôi

Ngày 23-9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Chăn nuôi phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thôn Đồng Nai tổ chức hội thảo “Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi heo, gia cầm an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Thursday. September 24th, 2015
Kinh tế tập thể chuyển biến tích cực Kinh tế tập thể chuyển biến tích cực

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị:

Thursday. September 24th, 2015
Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái

Ngày 22-9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Cục trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang tổ chức diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề : Một số giải pháp phòng trị bệnh hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thursday. September 24th, 2015
Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi

Có điện lưới quốc gia, nhiều nông dân trên đảo Lý Sơn đã mạnh dạn đầu tư đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi. Cách làm này đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân đất đảo.

Thursday. September 24th, 2015