Xóa Đói Giảm Nghèo Nhờ Nuôi Bò Thịt

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con. Được biết hầu hết đàn bò nuôi của những hộ nông dân đều được mua về từ huyện Tri Tôn, Tịnh Biên ( An Giang), bò trước khi mua thường ốm do lượng cỏ cho ăn ít. Do vậy, sau khi mua về được nông dân chăm sóc và cho ăn đầy đủ nên bò tăng trọng và phát triển khá nhanh.
Nguồn thức ăn cho bò có quanh năm như: cỏ, bắp, bắp non. Hiệu quả mang lại khá cao và thực hiện tốt phương châm lấy ngắn nuôi dài. Tiêu biểu là chú Nguyễn Văn Ửng (nuôi 25 con bò thịt), chú Lê Văn Thanh (nuôi 10 con), chú Ngô Văn Tráng (nuôi 12 con), chú Nguyễn Văn Hữu (nuôi 12 con), chú Đoàn Hồng Anh (nuôi 7 con)…
Nhờ có đất sản xuất của gia đình nên các chú bố trí trồng bắp vào những thời điểm phù hợp, do vậy đã chủ động được một phần nguồn thức ăn cho bò, phần còn lại các chú mua nguồn bắp cây từ các hộ trồng bắp trong vùng màu (trung bình 1 công bắp sau khi thu hoạch trái được người chăn nuôi thu mua với giá từ 50.000 – 100.000 đồng). Vì vậy, phần lớn các diện tích trồng bắp này sau khi thu hoạch trái đều được người chăn nuôi đến tận ruộng thu mua bắp cây để về nhà làm thức ăn cho bò.
Về hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi bò thịt chú Nguyễn Văn Ửng, một hộ nuôi bò thịt ở xã Mỹ An Hưng A nói: “Hiện nay, chi phí đầu tư mua một con bò giống khoảng 4 triệu đồng, nếu được chăm sóc tốt thì sau khi nuôi khoảng 12 đến 15 tháng là có thể bán được khoảng 10-12 triệu đồng/con. Sau khi trừ chi phí tiền con giống, thức ăn và chăm sóc hàng ngày thì còn lãi được từ 4 – 5 triệu đồng/con”.
Ngoài ra, chú còn cho biết thêm: Trong chăn nuôi bò thịt có ba khâu quan trọng cần được quan tâm là: thứ nhất là cần phải chọn giống bò có tầm vóc lớn để đạt được trọng lượng cao khi bán; thứ hai là cần phải có chuồng trại phù hợp để tránh mưa tạc gió lùa giúp bò mạnh khỏe, ít bị bệnh; thứ ba là cần phải chích ngừa một số bệnh nguy hiểm và có chế độ chăm sóc, cho ăn hàng ngày phù hợp để bò mau lớn. Nếu thực hiện tốt ba khâu như trên thì chăn nuôi sẽ đạt được hiệu quả cao.
Thiết nghĩ, bò thịt dễ nuôi và có thị trường tiêu thụ rộng, bên cạnh đó hiện nay ở địa phương đang có nguồn phụ phẩm cây bắp khá lớn nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò thịt trong thời gian tới.
Related news
Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

Ðến nay, nông dân Hoài Nhơn đã thu hoạch được 4.800 ha lúa Hè Thu, đạt gần 90% diện tích kế hoạch. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh..., nhưng nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cũng như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn gần 0,5 tạ/ha so với cùng vụ năm trước.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) đang đổi mới từng ngày. Ðó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.