Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sắm Vàng Nhờ Trồng Lúa GlobalGAP

Sắm Vàng Nhờ Trồng Lúa GlobalGAP
Publish date: Thursday. May 24th, 2012

Chỉ trong vụ đông xuân vừa qua, 60 hộ nông dân trồng lúa tại xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, Long An đã thu hoạch tăng từ 6 tấn lên 8 tấn/ha. Niềm vui này có được là nhờ kiên trì áp dụng GlobalGAP.

Nông dân Võ Văn Hiệp cho biết, tham gia trồng lúa theo chuẩn GlobalGAP trong vụ mùa vừa qua, ông thực hiện xuống giống OM 4900 trên diện tích 1,5ha. Đồng hành cùng với ông trong việc chăm sóc lúa là đội ngũ các cán bộ kỹ sư nông nghiệp của Công ty cổ phần Đầu tư - Nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm ITA - Rice.

"Trước đây khi ruộng có sâu bệnh, tôi ra cửa hàng thuốc BVTV nói triệu chứng rồi lấy thuốc về xịt. Xịt xong tối về ngủ không yên. Sợ không biết thuốc có đúng bệnh không, phun thuốc thế này có ảnh hưởng tới năng suất lúa không, có làm chết cây không? Giờ thì phun xong tui ngủ một giấc tới sáng vì yên tâm và tin tưởng vào các kỹ sư nông nghiệp" - ông Hiệp hồ hởi kể.

Ông Hiệp cũng cho biết, do được ITA - Rice bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường tới 1.500 đồng/kg, ở mức 5.500 đồng/kg lúa tươi, lại được trả sau không lãi suất các sản phẩm vật tư nông nghiệp nên vụ đông xuân vừa rồi ông thu lãi hơn 30 triệu đồng. "Gặt lúa xong, tui mua được gần một cây vàng để dành, mai mốt về già có cái mà xài" - ông Hiệp vui vẻ.

Ông Lê Sơn Tươi - cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Đức Huệ cho biết, khó khăn hơn cả trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP là không để gà vịt và các loại gia súc, gia cầm lội xuống ruộng. Việc phải ghi chép nhật ký đồng ruộng cũng là một khó khăn đối với nông dân. Vì lý do này mà ban đầu có hơn 100 hộ đăng ký tham gia mô hình nhưng đến lúc thực hiện, hơn 40 hộ đã rút tên khỏi danh sách.

GS-TS Võ Tòng Xuân - người chủ trì dự án cho rằng, bù lại quy trình nghiêm ngặt trên là chi phí sản xuất giảm, chỉ còn khoảng 12 triệu đồng/ha, hạt lúa chắc mẩy, sáng đẹp hơn. Quan trọng nhất là sản phẩm lúa sạch, chất lượng gạo đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

"Trồng theo chuẩn GlobalGAP, 1.000 kg lúa thu được có thể làm ra 650kg gạo 5% tấm, tăng gần 200kg so với bình thường. Đây là khoản lời của doanh nghiệp thu mua nên họ có thể an tâm đầu tư thu mua lúa với giá cao hơn cho nông dân" - TS Xuân giải thích. Vấn đề đầu ra cũng yên tâm vì Việt Nam đang thiếu gạo sạch để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Thời gian tới, ông cùng với nông dân huyện Đức Huệ sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, tiến tới cung cấp sản phẩm cho công ty xuất khẩu để tăng thêm giá trị cho hạt lúa.

Related news

Giá Atisô Đà Lạt Giảm Giá Atisô Đà Lạt Giảm

Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.

Monday. March 2nd, 2015
Nông Dân Được Mùa Sắn Nông Dân Được Mùa Sắn

Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.

Monday. March 2nd, 2015
Sầu Riêng, Cam Sành Giảm Giá Nhẹ Giá Khóm Cầu Đúc Tăng Cao Sầu Riêng, Cam Sành Giảm Giá Nhẹ Giá Khóm Cầu Đúc Tăng Cao

Song song đó thì sầu riêng nghịch vụ giá vẫn giữ ở mức cao. Sầu riêng RI 6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có giá 65.000 - 72.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so với cách đây hơn 3 tháng. Tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện vẫn chưa có hàng để bán. Dự kiến vào trung tuần tháng 3, một số nhà vườn trồng sầu riêng trong tỉnh mới vào vụ thu hoạch.

Monday. March 2nd, 2015
Ngư Dân Bạc Liêu Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Ruốc Ngư Dân Bạc Liêu Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Ruốc

Mấy ngày qua, nhiều ngư dân ở khu vực ven biển Bạc Liêu (từ phường Nhà Mát TP. Bạc Liêu đến thị trấn Gành Hào - huyện Đông Hải) trúng đậm con ruốc.

Monday. March 2nd, 2015
Bất Ổn Nuôi Tôm Công Nghiệp Ngoài Quy Hoạch Bất Ổn Nuôi Tôm Công Nghiệp Ngoài Quy Hoạch

Chúng tôi về Tân Lộc Đông - xã nuôi tôm sú đầu tiên của vùng ngọt hóa huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tới địa bàn ấp 4 rồi qua ấp 6, tiếng máy dầu ình ịch vang đều khắp xóm. Lê Văn Hồng - cán bộ xã đi cùng nói, đó là động cơ sử dụng nhiên liệu để hộ nuôi công nghiệp chạy quạt nước tạo ô xy cho đầm tôm. Nhiều hộ bỗng giàu lên cũng nhờ nuôi thứ ấy.

Monday. March 2nd, 2015