Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lao đao vì chuối

Lao đao vì chuối
Publish date: Saturday. June 27th, 2015

Tuy nhiên, trong thực tế nông dân dù chưa mặn mà với việc ký hợp đồng tiêu thụ với DN, nhưng vẫn ồ ạt đầu tư trồng chuối vì sản phẩm này bán được với giá cao. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nông dân lao đao khi mặt hàng này bất ngờ rớt giá, DN lại chỉ ưu tiên thu mua với hộ dân có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

* Chuối “ngoài hợp đồng” rớt giá

Hiện giá chuối tiêu bán tại vườn chỉ còn ở mức từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, giảm cả chục ngàn đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Thấy mặt hàng này bán được với giá cao, nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư vốn lớn làm hệ thống tưới nước tự động, trồng chuối giống nuôi cấy mô... Hiện nhiều vườn chuối tại huyện Trảng Bom đã đến kỳ thu hoạch nhưng nông dân vẫn neo lại chưa muốn bán, vì với mức giá hiện nay nhà vườn lỗ nặng. Ông Hoàng Văn Cao, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom), cho biết: “Diện tích trồng giống nuôi cấy mô chuối già lùn đang tăng rất nhanh, đến bây giờ toàn xã có hơn 100 hécta, tăng 40 hécta so với năm 2014. Diện tích chuối tăng cao do năm ngoái giá chuối này bán tại vườn lên đến mười mấy ngàn/kg, nông dân thấy lợi nhuận cao nên đua nhau trồng. Mặt khác, có DN về tận xã vận động nông dân trồng giống chuối này cho thị trường xuất khẩu”.

Ông Trương Ngọc Tuấn, nông dân tại xã Thanh Bình, chia sẻ: “Năm ngoái, vườn chuối của tôi được thương lái thu mua với giá từ 11 - 13 ngàn đồng/kg để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thời điểm đó, sản lượng giống chuối này được trồng tại xã Thanh Bình cũng không nhiều nên chuối sốt giá vì khan hàng. Năm nay, tôi thuê thêm đất mở rộng diện tích trồng giống nuôi cấy mô thì gặp cảnh dội chợ, vì nông dân đua nhau trồng chuối, nhất là khi có DN về mở hội thảo giới thiệu chương trình liên kết, đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho bà con. Nhiều nông dân không đồng ý ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN vì phải tuân theo những điều kiện khắt khe của DN, nhưng vẫn tự phát trồng chuối”.

Ông Phan Văn Dương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình, nhận định trong 2 tháng trở lại đây, thị trường nhập khẩu chuối nhỏ giọt, thị trường trong nước tiêu thụ chậm khiến nhiều bà con nông dân gặp khó khăn. Không chỉ riêng 100 hécta chuối cấy mô, mà hơn 300 hécta chuối các loại của gần 400 hộ dân vùng chuyên canh chuối này đều lo lắng vì chuối chín đầy vườn nhưng không tìm ra nơi tiêu thụ.

* Thay đổi nhận thức về hợp đồng bao tiêu

Theo chủ đại lý thu mua chuối ở xã Thanh Bình, năm ngoái chuối sốt giá do xuất khẩu tốt qua thị trường Trung Quốc. Mặt khác, cũng có DN về tận địa phương đặt vấn đề mua sản phẩm này xuất khẩu sang nhiều nước khác. Nông dân thấy sản phẩm nào có giá tốt là đua nhau trồng sản lượng tăng đột biến, khiến cung vượt cầu nên chuối rớt giá. Tuy mặt hàng này có thương lái mua, nhưng thường không có hợp đồng bao tiêu nên khi cần thì họ sẵn sàng trả giá cao để lấy hàng, không cần thì bỏ mặc. Nông dân thì cứ thấy cái nào có lời là trồng, cao giá thì tự ý bán ra thị trường, xuống giá thì mới nghĩ đến cần người bao tiêu nên đầu ra rất bấp bênh.

Chuối cấy mô hiện đang được các đại lý thu mua với giá chưa tới 1.500 đồng/kg để bán cho thị trường TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương...

Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Công ty TNHH chế biến rau củ quả Toàn Cầu, chia sẻ: “Hiện chúng tôi chỉ đảm bảo mua sản phẩm của những nông dân có ký hợp đồng bao tiêu và sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của DN, vì nhiều thị trường yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm. Với diện tích chuối do nông dân đầu tư tự phát, DN chỉ mua khi có những đơn hàng xuất sang những thị trường dễ tính, không đòi hỏi nhiều về chất lượng”.

Theo đại diện Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom, huyện đang hỗ trợ Công ty TNHH chế biến rau củ quả Toàn Cầu xây dựng dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cánh đồng lớn đối với cây chuối. Mục tiêu trong năm 2015, dự án sẽ phát triển 500 hécta chuối. Nông dân nên đăng ký với địa phương tham gia chuỗi liên kết để được hưởng những ưu đãi về chính sách, tín dụng và nhất là có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Vì có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp thì địa phương mới có cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trong vấn đề tiêu thụ nông sản.


Related news

Philippines Tổ Chức Hội Nghị Về Chất Lượng Và Khả Năng Cạnh Tranh Của Cá Ngừ Philippines Tổ Chức Hội Nghị Về Chất Lượng Và Khả Năng Cạnh Tranh Của Cá Ngừ

Philippines tổ chức hội nghị với sự tham gia của 500 DN trong ngành cá ngừ trong tuần này, nhằm thực hiện các hoạt động XK cạnh tranh hơn trên toàn thế giới.

Saturday. September 27th, 2014
Mỹ Tăng Nhập Khẩu Philê Cá Rô Phi Đông Lạnh Mỹ Tăng Nhập Khẩu Philê Cá Rô Phi Đông Lạnh

Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Saturday. September 27th, 2014
WCPFC Cảnh Bảo Trữ Lượng Cá Ngừ Đang Ở Mức Nguy Hiểm WCPFC Cảnh Bảo Trữ Lượng Cá Ngừ Đang Ở Mức Nguy Hiểm

Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.

Saturday. September 27th, 2014
Bài Toán Tôm Nguyên Liệu Cần Giải Pháp Phù Hợp Với Thực Trạng Của Ngành Bài Toán Tôm Nguyên Liệu Cần Giải Pháp Phù Hợp Với Thực Trạng Của Ngành

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.

Saturday. September 27th, 2014
WWF, Greenpeace Bất Đồng Với Philippines Về Khai Thác Cá Ngừ WWF, Greenpeace Bất Đồng Với Philippines Về Khai Thác Cá Ngừ

Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.

Saturday. September 27th, 2014